Dự báo thị trường tuần 22-26/8/2022

Điểm nhấn tuần trước

  • Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước, qua đó chấm dứt đà tăng 4 tuần liên tiếp. Thị trường đã quay đầu giảm điểm sau khi giới chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhấn mạnh cam kết tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, bất chấp việc áp lực giá cả đã có dấu hiệu lắng dịu.

  • Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones ghi nhận mức giảm 0,16%, chỉ số S&P 500 giảm 1,21% trong khi Nasdaq ghi nhận mức giảm sâu 2,62%.

  • Trong tuần qua, đồng bạc xanh đã đạt mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 4/2020, tăng 2,34%.

  • Đồng nhân dân tệ (Trung Quốc) giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2020 ở mức 6,8199/USD.

  • Đồng Euro giảm 0,54% xuống 1,0033 USD, sau khi tập đoàn Gazprom (Nga) thông báo nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) sẽ bị ngừng hoàn toàn từ ngày 31/8 đến 2/9 do việc sửa chữa tổ máy nén khí duy nhất còn hoạt động.

  • Sau quá trình tăng mạnh trong suốt cả tháng, thị trường tiền điện tử cuối tuần qua đã chìm trong sắc đỏ, giảm xuống mức thấp mới khi Bitcoin chỉ giao dịch quanh mốc 21.200 USD/BTC. Giá Ethereum (ETH) cũng giảm 6% để thiết lập mức thấp hàng tuần mới là 1.726

Dự báo tuần mới

• Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) Joachim Nagel cho rằng tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, sau khi gói hỗ trợ giảm giá nhiên liệu và cung cấp vé phương tiện giao thông công cộng 9 euro/tháng kết thúc vào cuối tháng 8 này.

• Dự báo tỷ lệ lạm phát tại Đức sẽ tăng tới 10% trong những tháng tới.

• Trong lịch sử Đức, tỷ lệ lạm phát hai con số được ghi nhận lần gần đây nhất cách đây hơn 70 năm. Quý IV/1951, Đức ghi nhận tỷ lệ lạm phát 11%.

• Các quan chức hàng đầu của FED và nhiều chuyên gia kinh tế sẽ có mặt tại hội nghị thường niên Jackson Hole diễn ra từ ngày 25 – 27/8. Giới đầu tư sẽ dành nhiều sự chú ý tới bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell, để có thêm thông tin về lộ trình lãi suất trong thời gian tới.

• Bà Quincy Krosby – chiến lược gia trưởng về cổ phiếu tại LPL Financial nhận định, “Thị trường đang phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào những dữ liệu từ FED. Các nhà đầu tư sẽ muốn có được những thông tin rõ ràng về cách thức nhìn nhận của ông Jerome Powell đối với sự ổn định giá cả.”

• Thị trường cũng sẽ dành sự chú ý tới các dữ liệu về thu nhập và chi tiêu cá nhân của người Mỹ trong tháng 7, trong đó bao gồm chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của FED, được công bố vào thứ 6.

• Chỉ số PCE tháng 7 được dự báo sẽ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tốc đáng kể so với mức tăng trong tháng 6, và là dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát tại Mỹ đang lắng dịu. Các số liệu này cũng sẽ được FED xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lãi suất trong tháng 9 tới.

Lịch kinh tế

Lịch kinh tế.png

Chỉ số trong tầm ngắm

  • Zoom (NASDAQ: ZM) sẽ công bố báo cáo tài chính quý II sau phiên giao dịch ngày thứ Hai, với kỳ vọng doanh số 1,12 tỷ USD và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 0,94 USD. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, cổ phiếu của hãng đóng cửa ở mức 99,50 USD và đã giảm 45% kể từ đầu năm tới nay.

  • NVIDIA Corporation (NASDAQ: NVDA) sẽ công bố báo cáo tài chính quý II sau phiên giao dịch ngày thứ Tư, với kỳ vọng doanh số 6,83 tỷ USD và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 0,529 USD. Nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ đã cảnh báo hồi đầu tháng rằng, doanh số của hãng đang bị ảnh hưởng bởi nhu cầu yếu trên thị trường PC, và có thể không đạt kết quả kỳ vọng.

  • Salesforce.com (NYSE: CRM) sẽ công bố báo cáo tài chính hàng quý sau phiên giao dịch ngày thứ Tư, với kỳ vọng doanh số 7,7 tỷ USD và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 1,03 USD. Công ty công nghệ này cho biết, nhu cầu đối với mảng kinh doanh phần mềm của hãng vẫn khá tích cực, trong bối cảnh các hãng công nghệ lớn đối mặt với nhiều khó khăn.

  • Nhà đầu tư có thể cân nhắc tìm kiếm giao dịch dài hạn bằng USD trong tuần này.

  • Thị trường kỹ thuật số đang trải qua giai đoạn suy thoái kinh tế vĩ mô, nhưng giá của các dự án tiền điện tử phổ biến sẽ không ở mức thấp quá lâu. Nhà sáng lập Euro Pacific Capital, Peter Schiff nhận định Bitcoin sẽ giảm xuống còn 20.000 USD và Ethereum sẽ đạt 1.000 USD sau khi sụt giảm.

Các chỉ số chính trong tuần

Chỉ số S&P 500

Đáng chú ý - là các mức tại 4.189 sẽ báo hiệu một lực đẩy giảm giá lớn hơn, mở ra cánh cửa cho việc chỉ số di chuyển xuống 4.138 và sau đó là 4.085. Sự phá vỡ của mức giá sau đó sẽ là tín hiệu cho thấy, xu hướng giảm đã thực sự quay trở lại.

Chỉ số S&P 500.jpg

Chỉ số NASDAQ 100 Vùng đáng chú ý trên biểu đồ chạy quanh mức tâm lý 13.000 và đó là một vùng lớn kể từ cuối tháng 2, khi lần đầu tiên xuất hiện dưới dạng vùng hỗ trợ. Đó tiếp tục là vùng hỗ trợ một lần nữa vào cuối tháng 4, trở lại dưới dạng vùng kháng cự vào tháng 6 và đầu tháng 8.

Chỉ số NASDAQ 100.jpg

Chỉ số DOW JONES Dow Jones ghi nhận mô hình nến doji – với giá mở cửa và đóng cửa gần như bằng nhau. Và mức này lại nằm ngay tại đường xu hướng chính, được lấy từ mức cao nhất trong tháng Giêng và tháng Tư. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện cả mức thoái lui Fibonacci 61,8% của đợt bán tháo hồi năm 2022. Vì vậy có thể xuất hiện bối cảnh tiềm năng cho một sự đảo chiều. Tuy nhiên, dấu hiệu duy nhất của điều này là sự kháng cự đang phát huy tác dụng để ngăn chặn đà tăng từ mức thấp nhất của tháng Sáu.

Chỉ số DOW JONES.jpg

Chỉ số USD (DXY)

  • Đồng tiền quan trọng nhất trên thị trường ngoại hối có xu hướng tăng giá rất mạnh mẽ, dài hạn khi tâm lý nhà đầu tư vẫn được thúc đẩy bởi nỗi sợ hãi về việc tăng lãi suất liên tục ảnh hưởng tiêu cực đến các tài sản rủi ro và đồng bạc xanh là nơi trú ẩn an toàn chính

Chỉ số USD (DXY).png

GBP/USD

  • GBP đang bị bủa vây bởi số liệu lạm phát của Anh trên 10% và Ngân hàng Trung ương nước này dự báo về một cuộc suy thoái sắp tới sẽ kéo dài trong 5 quý và GDP giảm 2,2%.
  • Có một cơ hội giao dịch theo xu hướng ngắn hạn trong cặp tiền tệ này.

GBP-USD.png

>>> Mời bạn đọc thêm: Biến động thị trường tuần 15 - 19/8/2022

messenger