Tâm điểm thị trường tuần 4-9/7/2022

Thị trường ngoại hối

Phiên giao dịch cuối tuần trước

• USD chốt phiên tuần ở mức tăng 0,44%. Trong tuần qua, đồng bạc xanh phục hồi ở mức tăng nhẹ 0,90. CAD, CHF và JPY cũng là những đồng tiền mạnh.

• GBP đặc biệt yếu do dự báo lạm phát ở Anh có khả năng lên 11% trước cuối năm nay.

• Đồng tiền điện tử phổ biến nhất thế giới Bitcoin vừa kết thúc tháng tồi tệ nhất lịch sử khi mất hơn 38% giá trị vào tháng 6/2022.

• Ether, đồng tiền điện tử lớn thứ hai thế giới tính theo vốn hóa thị trường cũng kết thúc cùng kỳ với mức giảm khoảng 47%.

pricing.png

Dự báo tuần này

EUR/USD Tỷ giá EUR/USD đã giảm khoảng 0,5% vào thứ Sáu 1/7 do sự bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu. Cặp tiền này sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần tới. Theo chuyên gia Christopher Lewis, các đợt tăng giá thời điểm này tiếp tục là cơ hội bán ra trừ khi EUR/USD vượt qua 1,08. Tuy nhiên ông cho rằng điều này sẽ không sớm xảy ra.

GBP/JPY Tại thời điểm viết bài, GBP/JPY dao động quanh mức 162,50, một khu vực đã được hỗ trợ trong quá khứ trên biểu đồ hàng ngày. Dưới đó, mức 160 yen, một khu vực được cho là rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của xu hướng này. Hãy nhớ rằng cặp tiền này rất nhạy cảm với khẩu vị rủi ro, vì vậy đó có thể là lý do chính cho sự thoái lui.

AUD/USD AUD / USD là một trong những tỷ giá đáng chú ý trong tuần này bởi theo lịch kinh tế, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sẽ họp quyết định lãi suất trong ngày 5/7. AUD/USD đang thiết lập để tăng cao hơn theo cấu trúc thị trường hiện tại.

GBP/USD Giống như EUR, GBP đã bị hạ giá vào tuần trước, đặc biệt vào thứ Sáu 1/7 trong bối cảnh nhu cầu USD tăng tốt. GBP/USD hiện ở mức 1,21 và nếu có thể phá vỡ dưới mức búa từ 2 tuần trước, sẽ mở ra một động thái giảm xuống 1,18 tiếp theo là 1,16. Kỳ vọng về một BoE thận trọng và những lo lắng về Brexit hỗ trợ triển vọng cho một động thái giảm giá hơn nữa.

Thị trường chứng khoá

Phiên giao dịch cuối tuần trước

  • Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trong phiên giao dịch trước thềm kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (4/7), nhưng vẫn ghi nhận xu hướng giảm trong cả tuần. Phố Wall vừa trải qua nửa đầu năm tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua, do những lo ngại về lạm phát leo thang, chính sách tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và nguy cơ suy thoái kinh tế.

  • Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones đã giảm 1,3%, chỉ số S&P 500 giảm 2,2% trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq mất 4,3% giá trị.

Cổ phiếu đáng chú ý trong tuần*

  • Cổ phiếu Tesla (TSLA) sẽ đối mặt với một số biến động khi thị trường mở cửa vào thứ Ba tới. Hãng xe điện Mỹ hồi cuối tuần trước cho biết, doanh số bán xe của hãng đã giảm theo quý lần đầu tiên trong 2 năm. Cổ phiếu Tesla đã sụt giảm hơn 35% giá trị trong năm nay.
  • Exxon Mobil (XOM) đang hướng tới mức lợi nhuận 5,5 tỷ USD trong quý II, chủ yếu nhờ đà đi lên của giá dầu. Trong năm nay, cổ phiếu đã tăng tới 40% giá trị nhưng những lo ngại về việc suy thoái khiến mức giá của XOM hiện vẫn thấp hơn 17% so với mức đỉnh thiết lập hôm 8/6.
  • Cổ phiếu của Coinbase Global (COIN) – sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất ở Mỹ sẽ tiếp tục giảm trước đà bán tháo trên thị trường. Thị trường tiền điện tử đang đối mặt với nhiều khó khăn khiến nhiều công ty tiền điện tử phải sa thải nhân viên, thu hẹp quy mô hoạt động. Cổ phiếu của Coinbase lao dốc hơn 80% giá trị kể từ đầu năm tới nay.

funds.png

Triển vọng chung của thị trường

Chỉ số S&P 500 được dự báo sẽ chưa thể thoát khỏi xu hướng giảm, và sẽ cố gắng phá vỡ bên dưới đường EMA 200 tuần. Nếu điều này xảy ra, chỉ số có thể chứng kiến làn sóng bán tháo, và rơi xuống mức 3.500 điểm. Nếu chỉ số rơi xuống dưới mức 3.500, thị trường có thể sẽ phải đối mặt với những rắc rối nghiêm trọng.

Chỉ số NASDAQ 100 đang nằm trong kênh giá giảm trong trung và dài hạn. Xu hướng giảm cho thấy thị trường đang phải đối mặt với những diễn biến tiêu cực và nhu cầu mua vào của các nhà đầu tư sụt giảm mạnh. Trong trường hợp phản ứng tích cực, chỉ số có ngưỡng kháng cự tại 12.600 điểm.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã phá vỡ đường xu hướng giảm trong ngắn hạn, qua đó làm tiêu tan hy vọng rằng đợt tăng giá từ giữa tháng 6 đã đánh dấu mức thấp nhất trong năm của chỉ số. Mục tiêu giảm điểm lớn tiếp theo sẽ là mức 29.570 – mức cao của Dow Jones trước đại dịch COVID-19. Từ chỗ là mức kháng cự chính, mức này nhiều khả năng sẽ chuyển thành mức hỗ trợ chính. Thị trường có khả năng tạo đáy khi chỉ số Dow Jones giảm tới mức này.

Lịch kinh tế

Thứ Hai (04/07) Thị trường đóng cửa nghỉ lễ Quốc Khánh Mỹ

Thứ Ba (05/07) Số liệu đơn đặt hàng nhà máy tháng 5

Thứ Tư (06/07)

  • Chỉ số PMI tổng hợp tháng 6 của S&P Global
  • Chỉ số PMI phi sản xuất tháng 6 của ISM
  • Báo cáo việc làm JOLTS tháng 5
  • Biên bản cuộc họp tháng 6 của FED

Thứ Năm (07/07)

  • Công bố báo cáo tài chính: Levi Strauss (LEVI)
  • Bảng lương lĩnh vực tư nhân trong tháng 6 của ADP
  • Cán cân thương mại, tăng trưởng xuất nhập khẩu tháng 5

Thứ Sáu (08/07)

  • Bảng lương phi nông nghiệp tháng 6
  • Báo cáo việc làm tháng 6
  • Doanh số bán buôn tháng 5

Mời bạn đọc thêm: Tâm điểm thị trường 27/6/2022 - 2/7/2022

messenger