Tổng hợp thị trường tuần từ 19/2 – 23/2

Thị trường chứng khoán

  • Chứng khoán Phố Wall đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, khi các số liệu lạm phát nóng hơn dự kiến tại Mỹ làm lu mờ kỳ vọng về khả năng FED sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

  • Tính chung trong cả tuần, cả 3 chỉ số đều giảm điểm, với chỉ số Nasdaq mất 1,34% giá trị, trong khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 ghi nhận mức giảm nhẹ lần lượt là 0,42% và 0,11%.

Thị trường ngoại hối

• Chỉ số USD Index (DXY) tăng 0,16% trong tuần qua, đạt mức 104,28.

• EUR/USD tăng 0,04%, chốt ở mức 1,0775.

• USD/JPY giảm 0,22%, về mức 150,23.

Thị trường tiền điện tử

• Bitcoin điều chỉnh nhẹ về mức 51.600 USD.

Tâm điểm tuần trước

• Tuần trước, Ủy ban châu Âu (EC) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát của Eurozone năm 2024, cảnh báo căng thẳng địa chính trị lan rộng làm gia tăng bất ổn với nền kinh tế khu vực.

• Dự báo của EC phản ánh tác động của chiến dịch tăng lãi suất mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thực hiện năm ngoái. Lạm phát giảm xuống 2,7% nhưng tăng trưởng chỉ đạt mức khiêm tốn là 0,8%.

Tâm điểm tuần mới

  • Trong tuần giao dịch mới, giới đầu tư sẽ dồn sự chú ý vào biên bản cuộc họp chính sách tháng 1 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Biên bản có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về quan điểm của giới chức FED đối với lộ trình cắt giảm lãi suất.

  • Các bình luận từ một số quan chức FED trong tuần này, bao gồm Chủ tịch FED Philadelphia Patrick Harker và Chủ tịch FED Minneapolis Neel Kashkari cũng sẽ cung cấp thêm cho nhà đầu tư một số đánh giá bổ sung về xu hướng lạm phát. Các số liệu gần đây cho thấy, áp lực lạm phát vẫn dai dẳng và thậm chí còn nóng trở lại.

Lịch kinh tế

Thứ Hai (19/2)

  • CPI Phần Lan, Thụy Điển

  • Chỉ số giá sản phẩm công nghiệp IPPI Canada (tháng 1)

Thứ Ba (20/2)

  • Công bố biên bản họp chính sách tiền tệ của RBA.

  • Lãi suất cho vay cơ bản của PBoC (tháng 2)

  • Cán cân mậu dịch Thụy Sĩ (tháng 1)

  • CPI Canada (tháng 1)

  • Chỉ số hàng đầu Mỹ (tháng 1)

Thứ Tư (21/2)

  • Cán cân mậu dịch Nhật Bản (tháng 1)

  • Niềm tin tiêu dùng Eurozone (tháng 2)

Thứ Năm (22/2)

  • Công bố biên bản họp chính sách tiền tệ của FOMC.

  • Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính EU.

  • CPI Eurozone (tháng 1)

  • Công bố biên bản họp chính sách tiền tệ của ECB.

Thứ Sáu (23/2)

  • Hội nghị bộ trưởng Tài chính Eurozone.

  • GDP Đức (quý IV)

  • Số dư ngân sách Canada (tháng 12)

Thứ Bảy (24/2)

  • Hội nghị ECOFIN

1.1 Cổ phiếu trong tầm ngắm

  • Home Depot (NYSE: HD) sẽ công bố báo cáo tài chính quý IV trước phiên giao dịch ngày thứ Ba (20/02). Công ty này được kỳ vọng ghi nhận mức doanh thu 34,6 tỷ USD (giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước) và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 2,77 USD (giảm 16% so với cùng kỳ năm trước).

Thị trường đồ nội thất hiện đang suy giảm so với thời kỳ đỉnh điểm sau đại dịch, khi lãi suất ở mức rất thấp và các gia đình tập trung vào việc cải tạo lại nhà ở. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhu cầu đối với các sản phẩm hiện vẫn khá vững chắc, đảm bảo cho triển vọng kinh doanh của các nhà cung cấp như Home Depot.

Một số chuyên gia khuyến cáo, ngay cả khi Home Depot vẫn đang phải đối mặt với những thách thức ngắn hạn, đây vẫn là cổ phiếu nên mua vào. Các nhà đầu tư không sở hữu cổ phiếu có thể tìm cách mua vào, khi chi tiêu cho việc cải thiện nhà ở có thể sụt giảm trong một vài quý tới.

  • Walmart (NYSE: WMT) sẽ công bố báo cáo tài chính quý IV trước phiên giao dịch ngày thứ Ba (20/02). Công ty này được dự báo đạt mức doanh thu 170,7 tỷ USD (tăng 4,0% so với cùng kỳ năm trước), và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 1,64 USD (giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước).

Nhà phân tích Michael Lasser của UBS Global Research cho biết: “Chúng tôi tin rằng Walmart đã tạo ra động lực tốt trong quý IV bất chấp bối cảnh chi tiêu khó khăn trong suốt thời gian đó. Thông tin chi tiết về báo cáo quý IV sắp tới và triển vọng năm 2024 của Walmart sẽ mang lại sự lạc quan hơn về tính bền vững của mức tăng thị phần gần đây và tiềm năng trong tương lai của hãng.”

  • Nvidia (NASDAQ: NVDA): sẽ công bố báo cáo tài chính quý IV sau phiên giao dịch ngày thứ Tư. Công ty được dự báo đạt mức doanh thu 20,4 tỷ USD, vượt trội so với mức 6,1 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái, và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 4,56 USD (cao hơn nhiều so với mức 0,88 USD trong cùng kỳ năm ngoái).

Nvidia nằm trong số những công ty được chờ đợi nhất trong mùa báo cáo tài chính, bởi cổ phiếu này đã tăng mạnh 5 lần kể từ tháng 10/2022, và vừa trở thành công ty lớn thứ ba của Mỹ tính theo giá trị vốn hóa thị trường, chỉ sau Microsoft (NASDAQ:MSFT ) và Apple (NASDAQ:AAPL).

Theo các chuyên gia, đà tăng trưởng liên tục của cổ phiếu NVDA, được thúc đẩy bởi cơn số AI vẫn là động lực chính thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ. Một báo cáo tài chính quý IV khả quan của Nvidia sẽ củng cố niềm tin của thị trường, và thúc đẩy chứng khoán Phố Wall tiếp tục tăng điểm hơn nữa.

DXY

DXY.jpg

Biểu đồ hàng tuần DXY.

  • Chỉ số DXY đã hình thành một nến đóng cửa trên mức mở cửa vào tuần trước, nhưng đó là một nến Outside Bar và nến Pin Bar giảm giá.

  • Tuy nhiên, giá đóng cửa hàng tuần (hầu như không) tăng so với giá của 3 tháng trước và 6 tháng trước, cho thấy xu hướng tăng dài hạn mới.

  • Bất chấp xu hướng tăng giá mới này của đồng bạc xanh, hướng đi vẫn có vẻ không chắc chắn do hành động giá, điều này không gợi ý động lực tăng giá. Tuy nhiên, chỉ số DXY có một xu hướng dài hạn hợp lý.

* GBP/USD

GBP.jpg

Biểu đồ hàng giờ GBP/USD

  • Tuần trước, chuyên gia Adam Lemon tại DailyForex đã kỳ vọng mức 1,2538 USD có thể đóng vai trò hỗ trợ cho GBP/USD, vì mức giá này trước đây đã đóng vai trò vừa là hỗ trợ vừa là kháng cự.

  • Biểu đồ giá hàng giờ cho thấy giá đã từ chối mức kháng cự như thế nào trong phiên giao dịch London vào ngày 14/2 với một nến Inside Bar (được đánh dấu bằng mũi tên lên), báo hiệu thời điểm từ chối tăng giá này.

  • Giao dịch GBP/USD mang lại lợi nhuận, với tỷ lệ phần thưởng trên rủi ro tối đa lớn hơn 3 trên 1 dựa trên nến vào lệnh.

Triển vọng một số chỉ số chính

Chỉ số S&P 500

S&P 500 đang nằm trong kênh xu hướng tăng trong ngắn hạn, cho thấy tâm lý lạc quan của giới đầu tư đang gia tăng, và xu hướng tích cực vẫn được đảm bảo. Việc không có mức kháng cự nào xuất hiện trong biểu đồ giá cho thấy, chỉ số có triển vọng tiếp tục gia tăng.

Trong trường hợp giảm điểm, chỉ số có ngưỡng hỗ trợ tại quanh mức 4.780 điểm. Chỉ số RSI phân kỳ âm so với giá cho thấy nguy cơ chỉ số quay đầu đi xuống. Đường cong RSI cũng báo hiệu khả năng xảy ra xu hướng giảm. S&P 500 được đánh giá tổng thể là tích cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

S&P.jpg

Chỉ số NASDAQ

NASDAQ đang nằm trong kênh xu hướng tăng trong ngắn hạn. Điều này cho thấy nhà đầu tư thời gian qua đã đẩy mạnh mua vào và thị trường có diễn biến tốt. Chỉ số đang tiến gần ngưỡng kháng cự 16.000 điểm, và có thể dẫn tới phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, việc chỉ số bứt phá lên trên ngưỡng này có thể là tín hiệu tích cực.

Chỉ số RSI phân kỳ âm so với giá, cho thấy nguy cơ xảy ra phản ứng đi xuống. Đường cong RSI cũng báo hiệu khả năng xảy ra xu hướng giảm.

NASDAQ được đánh giá tổng thể là hơi tích cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

nas .jpg

Chỉ số DOW JONES

DOW JONES đang ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong kênh xu hướng tăng trong ngắn hạn. Xu hướng gia tăng cho thấy, thị trường đang diễn biến tích cực, và sự quan tâm mua vào của các nhà đầu tư ngày càng tăng lên. Việc không có mức kháng cự nào xuất hiện trong biểu đồ giá cũng cho thấy xu hướng đi lên của chỉ số.

Trong trường hợp xảy ra phản ứng tiêu cực, chỉ số có ngưỡng hỗ trợ tại khoảng 37.700 điểm. Đường cong RSI báo hiệu khả năng chỉ số đảo chiều, quay trở về xu hướng giảm.

DOW JONES được đánh giá tổng thể là tích cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

Dowjone.jpg

>>> Mời bạn đọc thêm: Điều gì khiến Trust Markets trở nên triển vọng nhất thời điểm hiện tại

messenger