Tổng hợp thị trường tuần từ 19/3- 25/3

Thị trường chứng khoán

  • Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong tuần trước, khi các số liệu lạm phát giá sản xuất và giá tiêu dùng nóng hơn dự kiến, mở ra khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ trì hoãn phương án hạ lãi suất.

  • Tính chung trong cả tuần, chỉ số Dow Jones ghi nhận tuần giảm điểm thứ ba liên tiếp với mức giảm chưa đến 0,1%, trong khi các chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm tuần thứ hai liên tiếp, với các mức giảm lần lượt 0,1% và 0,7%.

Thị trường ngoại hối

• Chỉ số DXY phục hồi, chốt ở mức 103,45.

• EUR/USD duy trì ở mức 1,0889.

Thị trường tiền điện tử

• Sau khi mất mốc kỷ lục 73.777 USD, Bitcoin liên tục rớt giá. Đến 14 giờ ngày 17/3 (theo giờ Việt Nam), đồng tiền này giao dịch ở mức dưới 65.000 USD.

Tâm điểm tuần trước

  • Mặc dù có rất ít nghi ngờ về việc FED sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tuần này, nhưng nhà đầu tư sẽ dành nhiều sự chú ý vào các tuyên bố được Chủ tịch FED Jerome Powell đưa ra vào thứ Tư.

  • Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) được nhiều người kỳ vọng sẽ giữ lãi suất quỹ liên bang trong phạm vi 5,25% - 5,5%. Theo công cụ CME FedWatch, các nhà đầu tư đang định giá có 99% khả năng FED sẽ giữ nguyên lãi suất, bởi các quan chức cần thấy nhiều tiến triển hơn về lạm phát trước khi bỏ phiếu giảm lãi suất.

  • Ngày 18/3, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố các báo cáo kinh tế với nhiề dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng tăng 7%. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng 12/2023.

Tâm điểm tuần mới

• Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) dự kiến sẽ chấm dứt các chính sách tiền tệ siêu nới lỏng tại cuộc họp hai ngày kết thúc ngày 19/3.

• Ngân hàng trung ương Anh (BoE) họp vào ngày 21/3 và nhiều khả năng sẽ duy trì mức lãi suất hiện nay.

Lịch kinh tế

Thứ Hai (18/3)

  • CPI Eurozone (tháng 2)

  • Tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc (tháng 1)

Thứ Ba (19/3)

  • BoJ công bố lãi suất

  • RBA công bố lãi suất

  • Dự báo kinh tế SECO

  • CPI Canada (tháng 2)

  • Chỉ số Redbook

Thứ Tư (20/3)

  • Fed công bố lãi suất

  • PBoC công bố lãi suất

  • CPI Anh (tháng 2)

Thứ Năm (21/3)

  • BoE công bố lãi suất

  • GDP New Zealand (quý IV)

  • SNB công bố lãi suất

Thứ Sáu (22/3)

  • CPI Nhật Bản (tháng 2)

  • CBR công bố lãi suất

  • Hội nghị thượng đỉnh Eurozone

  • S&P Global Ratings cập nhật xếp hạng

  • Fitch cập nhật xếp hạng

Triển vọng các mã chứng khoán trong tuần:

  • Micron (NASDAQ: MU) sẽ công bố báo cáo tài chính quý II sau phiên giao dịch ngày thứ Tư (20/03). Công ty này được kỳ vọng ghi nhận mức doanh thu 5,3 tỷ USD (tăng 43,2% so với cùng kỳ năm trước) và mức thua lỗ trên mỗi cổ phiếu đạt 0,26 USD (giảm đáng kể so với mức lỗ 1,91 USD của cùng kỳ năm trước).

Hồi tháng 12/2023, Micron đã đưa ra dự báo đáng khích lệ cho cả năm 2024, với sự cải thiện cả về cung cầu lẫn mức giá cho các bộ chip DRAM. Giám đốc điều hành Micron Sanjay Mehrotra cho biết công ty đang "ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều năm được xúc tác và thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo AI.

  • FedEx (NYSE: FDX) sẽ công bố báo cáo tài chính quý III sau phiên giao dịch ngày thứ Năm (21/03). Công ty này được dự báo đạt mức doanh thu 22,1 tỷ USD (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước), và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 3,53 USD (tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước).

FedEx đang phải đối mặt với triển vọng khó khăn trong bối cảnh điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định. Bối cảnh thời tiết đầy thách thức trong tháng 1 đã làm gián đoạn nhiều khu vực trong mạng lưới vận chuyển của công ty suốt hơn một tuần. Tuy nhiên, công ty được kỳ vọng sẽ bù đắp những tác động này bằng việc cắt giảm nhân sự.

  • Nike (NYSE: NKE): sẽ công bố báo cáo tài chính hàng quý sau phiên giao dịch ngày thứ Năm (21/03). Công ty được dự báo đạt mức doanh thu 12,3 tỷ USD (giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước) và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 0,74 USD (giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước).

Trong khi triển vọng dài hạn của cổ phiếu này vẫn hấp dẫn, nhà phân tích Brian Nagel của Oppenheimer "ngày càng lo ngại" rằng tăng trưởng doanh thu sẽ tiếp tục chậm chạp trong vài quý tới, do “sự kết hợp giữa nhu cầu không đồng đều của người tiêu dùng, sự chững lại trong đổi mới sản phẩm và áp lực cạnh tranh từ bên ngoài”.

GBP/USD

Biểu đồ 4 giờ GBP-USD.jpg

Biểu đồ 4 giờ GBP/USD

  • GBP/USD đã phá vỡ xuống dưới mức hỗ trợ quan trọng 1,2750 để tạo mức thấp thấp hơn, xác nhận xu hướng giảm giá. Hơn nữa, đường SMA 30 hiện đang hướng xuống, cho thấy xu hướng giảm. Đồng thời, chỉ báo RSI giao dịch dưới mức 50 trong vùng giảm giá.

  • Tuy nhiên, những đợt giảm giá gần đây đã tạm dừng ở đường xu hướng tăng. Phe gấu phải phá vỡ dưới đường xu hướng này để xác nhận hướng đi mới.

  • Nếu không, phe bò có thể quay trở lại ở mức hỗ trợ của đường xu hướng để đẩy giá lên mức cao mới trên 1,2850.

* USD/JPY

Biểu đồ hàng ngày USD-JPY.jpg

Biểu đồ hàng ngày USD/JPY

  • USD/JPY đang tăng sau khi tìm thấy mức hỗ trợ ở mức quan trọng 146,51. Tuy nhiên, xu hướng vẫn là giảm do giá giao dịch dưới đường SMA 22.

  • Mặt khác, chỉ báo RSI dường như đã sẵn sàng giao dịch trong vùng tăng giá trên 50. Tuy nhiên, phe bò sẽ chỉ chiếm ưu thế khi giá phá vỡ trên đường SMA 22 và mức kháng cự chính 150,75. Nếu điều này xảy ra, giá có thể sẽ kiểm tra lại mức kháng cự chính 152,02.

Một số chỉ số triển vọng đáng chú ý:

Chỉ số S&P 500

S&P 500 đang nằm trong kênh xu hướng tăng trong ngắn hạn, khi giới đầu tư vẫn đang đẩy mạnh mua vào, và chỉ số có tiềm năng tăng hơn nữa. Việc chỉ số tiến gần đến ngưỡng kháng cự tại mức 5.170, có thể cho phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, một sự đột phá lên trên ngưỡng này sẽ là tín hiệu tích cực.

Chỉ báo RSI phân kỳ âm so với giá, cho thấy nguy cơ xảy ra phản ứng đi xuống.

S&P 500 được đánh giá tổng thể là tích cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

S&P 500.jpg

Chỉ số NASDAQ

NASDAQ đã phá vỡ mức đáy của kênh xu hướng tăng trong ngắn hạn. Điều này cho thấy tốc độ tăng của chỉ số đã bắt đầu chậm lại. Chỉ số vừa phá vỡ mức hỗ trợ tại ngưỡng 16.000 điểm. Một sự phá vỡ hoàn toàn qua mức này sẽ báo hiệu xu hướng giảm điểm trong thời gian tới.

Việc chỉ số RSI phân kỳ âm so với giá, cho thấy nguy cơ xảy ra phản ứng đi xuống.

NASDAQ được đánh giá tổng thể là hơi tiêu cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

NASDAQ .jpg

Chỉ số DOW JONES

DOW JONES đang nằm trong kênh xu hướng tăng trong ngắn hạn. Xu hướng gia tăng cho thấy, thị trường đang diễn biến tích cực, và sự quan tâm mua vào của các nhà đầu tư ngày càng tăng lên.

Chỉ số đang tiến gần đến ngưỡng kháng cự 39.100 điểm và có thể xảy ra phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, việc cổ phiếu bứt phá lên trên ngưỡng 39.100 điểm sẽ là tín hiệu tích cực. Đường cong RSI báo hiệu khả năng xảy ra xu hướng giảm trong thời gian tới, cho thấy nguy cơ xảy ra phản ứng đi xuống.

DOW JONES được đánh giá tổng thể là tích cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

DOW JONES1.jpg

>>> Mời bạn đọc thêm: Khi nào đợt điều chỉnh của Bitcoin kết thúc

messenger