Bitcoin “gặp khó” ở ngưỡng 30.000 USD, giá có thể giảm tới đâu?

Giá Bitcoin (BTC) đang giao dịch dưới các mức kháng cự quan trọng trên cả khung thời gian hàng tuần và hàng ngày. Xu hướng được coi là giảm cho đến khi BTC vượt lên trên kháng cự ở cả hai khung thời gian này. Tuy nhiên, đồng tiền vua hiện chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu nào về khả năng này.

Các ý chính:

  • Giá Bitcoin (BTC) đang giao dịch dưới các mức kháng cự dài hạn lần lượt là 30.500 USD và 29.800 USD. Xu hướng được coi là giảm cho tới khi Bitcoin lấy lại các ngưỡng này.

  • Cả hành động giá và chỉ số RSI trên các khung thời gian đều đang giảm, hỗ trợ khả năng giá tiếp tục giảm.

  • Việc giá đóng cửa trên khu vực 30.500 USD sẽ cho thấy xu hướng đã chuyển sang tăng và BTC có thế chạm các mức cao mới.

  • Chỉ báo on-chain SOPR gợi ý BTC có thể tăng 35% trong những tuần tới, với mục tiêu là 38.600 USD.

Bitcoin cho thấy các dấu hiệu giảm giá ở mức kháng cự dài hạn

Phân tích kỹ thuật trên khung thời gian hàng tuần đưa ra triển vọng giảm giá ch Bitcoin. Nguyên nhân là do giá đã bị từ chối tại vùng kháng cự 30.500 USD (biểu tượng màu đỏ) và giảm xuống sau đó. Việc giá bị từ chối tại đây cũng tạo ra một bấc dài phía trên, được coi là dấu hiệu của áp lực bán.

Bitcoin một lần nữa xác nhận vùng 30.500 USD là mức kháng cự vào tuần trước (mũi tên màu trắng). Do đó, xu hướng được coi là giảm cho đến khi giá BTC bứt phá lên trên vùng này. Nếu động lượng tăng giá tăng lên, BTC có thể tăng 30% lên ngưỡng kháng cự tiếp theo là 38.400 USD. Tuy nhiên, nếu giá tiếp tục giảm, BTC có thể giảm 14% xuống mức hỗ trợ gần nhất tiếp theo là 25.200 USD.

Dữ liệu on-chain cho thấy giai đoạn tích lũy Bitcoin của nhà đầu tư tổ chức đã kết thúc. Điều này góp phần khiến thị trường rơi vào tình trạng biến động thấp. Tuy nhiên, các thợ đào đã bán hơn 1.400 BTC trong 24 giờ qua.

Biểu đồ hàng ngày BTCUSDT.jpg

Image 1: Biểu đồ hàng tuần BTC/USDT. Nguồn: TradingView

RSI hàng tuần đang giảm. RSI là một chỉ báo động lượng được các nhà giao dịch sử dụng để xác định xem thị trường đang trong trạng thái quá mua hay quá bán, từ đó ra quyết định nên tích lũy hay bán một tài sản.

Nếu chỉ số RSI ở trên 50 và có xu hướng tăng thì phe bò có lợi thế, còn nếu chỉ số này dưới 50 thì phe gấu đang nắm quyền kiểm soát thị trường. Mặc dù chỉ báo ở trên mức 50, nhưng nó đã tạo ra sự phân kỳ giảm giá (đường dưới cùng màu xanh lá cây) và đang giảm xuống.

Phân kỳ giảm giá xảy ra khi giá tăng nhưng động lượng tăng đang suy yếu. Nó thường xảy ra trước sự đảo ngược xu hướng từ tăng sang giảm. Sự phân kỳ càng trở nên quan trọng vì nó xảy ra trong khung thời gian hàng tuần.

Bitcoin liệu có lấy lại các mức kháng cự?

Tương tự như khung thời gian hàng tuần, khung hàng ngày cung cấp triển vọng giảm giá cho Bitcoin.

Đầu tiên, chỉ báo RSI hàng ngày đã tạo ra sự phân kỳ giảm giá (đường màu xanh lá cây). Như đã nêu ở trên, đây được coi là một dấu hiệu giảm giá, được củng cố bởi thực tế là đường xu hướng của sự phân kỳ vẫn còn nguyên vẹn.

Thứ hai, giá BTC đang giao dịch dưới vùng kháng cự nhỏ 29.800 USD. Giá đã hai lần bị từ chối tại vùng này (biểu tượng màu đỏ). Ngoài ra, nó cũng rất gần với mức kháng cự dài hạn 30.500 USD.

Vì vậy, kịch bản có khả năng xảy ra là BTC có thể giảm xuống mức hỗ trợ Fib thoái lui 0,5, tương đương mức giảm gần 4% so với giá hiện tại. Vẫn chưa rõ liệu đây sẽ là mức hỗ trợ tạm thời trước khi giá giảm xuống mức hỗ trợ dài hạn 25.250 USD hay nó sẽ xúc tác cho sự đảo ngược xu hướng từ giảm sang tăng.

Biểu đồ hàng tuần BTCUSDT.jpg

Image 2: Biểu đồ hàng ngày BTC/USDT. Nguồn: TradingView

Việc giá di chuyển lên trên vùng kháng cự 29.800 USD và 30.500 USD có nghĩa BTC đang trong xu hướng tăng giá. Trong trường hợp đó, BTC có thể tăng 30% tới ngưỡng kháng cự tiếp theo là 38.400 USD.

SOPR cho tín hiệu tăng giá trong ngắn hạn

Một chỉ báo khác củng cố khả năng Bitcoin tăng giá trong ngắn hạn là chỉ báo Tỷ lệ lợi nhuận đầu ra đã chi tiêu (SOPR). Chỉ báo này lạc quan hơn một chút khi gợi ý mức tăng 35%, lên tới ngưỡng mục tiêu 38.600 USD cho Bitcoin.

SOPR là một chỉ báo on-chain, được tính bằng cách chia giá bán cho giá mua (tính theo USD). Chỉ báo SOPR được điều chỉnh (aSOPR) cũng có cách tính và ý nghĩa tương tư, tuy nhiên chỉ báo này bỏ qua tất cả các coin có tuổi thọ dưới 1 giờ.

Như được thấy ở biểu đồ bên dưới, aSOPR ngắn hạn đã hình thành một mô hình định kỳ trong nửa đầu năm 2023. Nó đã ba lần báo hiệu các chuyển động đi lên, xảy ra vào tháng Hai, tháng Ba và tháng Sáu.

Mô hình trông như thế này: đầu tiên, aSOPR đạt mức cao nhất trong khoảng 1,04-1,05. Sau đó, nó bắt đầu hình thành các mức cao thấp hơn và mức thấp thấp hơn (mũi tên màu đỏ), đi kèm với việc giá BTC hợp nhất. Sau đó, SOPR giảm xuống và di chuyển bên dưới đường 1 trong một thời gian.

Sau đó, tại một thời điểm nào đó, xu hướng giảm của chỉ báo on-chain này yếu đi rõ rệt và hành động giá BTC hình thành mức thấp cao hơn đầu tiên. Chỉ báo bắt đầu quay ngược lên trên (mũi tên màu xanh lam). Điều quan trọng ở đây là aSOPR vượt lên trên đường 1 và đôi khi xác nhận xu hướng tăng của nó (vòng tròn màu xanh lá cây).

Nếu mô hình này được lặp lại trong điều kiện thị trường hiện tại, giá BTC có thể tăng trở lại. Để điều này xảy ra, SOPR cần lật đường 1 thành hỗ trợ

>>> Mời bạn đọc thêm: USD/JPY với xu hướng tăng cao

messenger