Tổng hợp thị trường tuần từ ngày 1-6/8/2022

Thị trường chứng khoán

·      Tuần trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh và khép lại tháng tốt nhất của 3 chỉ số chính từ năm 2020. Các số liệu kinh tế cho thấy Mỹ đã tăng trưởng âm quý thứ 2 liên tiếp. đây có thể là cơ sở để FED kìm đà tăng lãi suất, từ đó tạo động lực cho chứng khoán đi lên.

·      Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones đã tăng gần 3%, trong khi chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq đều tăng trên 4%.

Thị trường ngoại hối

·      Đồng USD chốt phiên tuần ở mức giảm nhẹ 0,52%. Trong tuần qua, đồng bạc xanh chính thức rớt khỏi mốc kháng cự 106, với mức giảm 0,85%.

·      Đồng JPY chốt phiên tuần đã tăng giá mạnh nhất kể từ giữa tháng 6/2022 so với đồng bạc xanh của Mỹ.

·      AUD, CAD và NZD tăng tuần thứ hai liên tiếp trong tuần qua.

Thị trường tiền điện tử

·      Bitcoin (BTC) liên tục giữ trên mức 20.000 USD và Ethereum (ETH) cách xa vùng dưới 1.000 USD được coi là dấu hiệu sức mạnh của thị trường tiền điện tử.

Các thông tin kinh tế đáng chú ý

-       Báo cáo việc làm JOLTS công bố vào thứ Ba, dự kiến ghi nhận 11 triệu cơ hội tuyển dụng trong tháng 6, giảm nhẹ so với mức 11,3 triệu trong tháng 5, cho thấy thị trường lao động vẫn đang thắt chặt. Bảng lương phi nông nghiệp được công bố vào thứ Sáu dự kiến sẽ cho thấy, chỉ có 250 nghìn việc làm mới được tạo ra trong tháng 7, chậm lại đáng kể so với mức 372 nghìn việc làm của tháng 6.

-       Thị trường tiếp tục hướng sự chú ý tới báo cáo của Bộ Lao động trong tuần này, cho thấy mức độ ảnh hưởng từ các đợt tăng lãi suất của FED đối với thị trường việc làm. John Briggs – giám đốc chiến lược tại NatWest Markets nhận định, “Báo cáo việc làm có thể sẽ không quá tệ. Chủ tịch FED Jerome Powell đã nói rằng thị trường lao động vẫn đang thắt chặt, vì vậy tôi nghĩ có thể những giới đầu tư đã lo lắng quá mức về sự suy giảm việc làm.”

-       148 công ty thuộc nhiều lĩnh vực trong nhóm S&P 500 sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này, cho thấy mức độ ảnh hưởng từ việc FED tăng lãi suất đến doanh thu của các doanh nghiệp. Chuyên gia Sam Stovall – trưởng chiến lược gia đầu tư tại CFRA nhận định, “Các báo cáo đều cho thấy các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng nhưng không quá tệ như những lo ngại ban đầu.”

-       Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự kiến sẽ đẩy nhanh hành động chống lạm phát trong tuần 1/8-7/8 khi được cho là sẽ cùng với khoảng 70 thể chế tài chính khác trên toàn cầu điều chỉnh tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Đây sẽ là bước ngoặt đối đưa EU rời khỏi kỷ nguyên tiền rẻ.

Lịch kinh tế

Lịch kinh tế 1.png

Triển vọng của thị trường chứng khoán trong tuần

Chỉ số S&P 500

Chỉ số S&P 500.png

Về góc độ kỹ thuật, vùng kháng cự tiếp theo trên biểu đồ sẽ là vùng kháng cự chính, trải dài từ các mức Fibonacci ở 4.186 lên đến 4.223, trong đó, vùng sau là điểm đánh dấu mức 50% của đợt bán tháo trong năm 2022. Nếu chỉ số có thể bứt phá lên trên mức đó, xu hướng giảm giá sẽ diễn ra.

Chỉ số NASDAQ 100

Chỉ số NASDAQ 100.png

Tính đến phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước, chỉ số Nasdaq đã tăng hơn 7% so với mức thấp hôm thứ Ba, đồng thời tăng mạnh 16,73% so với mức thấp nhất trong tháng Sáu. Mặc dù khá ấn tượng, mức tăng này vẫn thấp hơn một chút so với mức tăng 17,97% của chính chỉ số này trong hai tuần cuối cùng của tháng 3 trước khi diễn ra làn sóng bán tháo, dẫn đến một đợt giảm giá mạnh khiến chỉ số lao dốc tới 27,51%.

Tại thời điểm hiện tại, chỉ số Nasdaq đang kiểm tra một vùng kháng cự giữa các mức Fibonacci từ 12.894 lên đến 13.050. Khu vực này từng đóng vai trò là vùng hỗ trợ cho Nasdaq trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4, trước khi bị phá vỡ vào tháng 5, và giờ đã chuyển thành vùng kháng cự. Nếu phe bán có thể giữ mức giá ở dưới mốc 13.050 vào đầu tuần này, các chủ đề về sự đảo chiều có thể được nhắc đến nhiều hơn trên thị trường.     Chỉ số DOW JONES

Chỉ số DOW JONES.png

Điểm kháng cự đáng chú ý tiếp theo trong chỉ số Dow Jones nằm ở khoảng 33.236, là mốc 50% của đợt bán tháo trong năm 2022. Ngoài ra, chỉ số còn có một vùng hợp lưu khác từ 34.084 - 34.133, với một vài mức Fibonacci đi cùng với dự báo đường xu hướng giảm.

Triển vọng của thị trường ngoại hối trong tuần

EUR/USD

EUR USD.png   (Biểu đồ hàng ngày EUR/USD)

-       EUR/USD có thể xuống mức 0,98 và thấp hơn. Khó có khả năng EUR sớm tăng giá trở lại. Nhà phân tích Forex Christopher Lewis nhận định không mua đồng EUR cho đến khi nó vượt qua mức 1,06.     -       Tỷ giá USD/JPY sẽ mở cửa trong tuần giao dịch này gần các tỷ lệ hỗ trợ quan trọng.

-       Nếu USD / JPY không thấy lực mua mạnh vào đầu tuần này, đó có thể là một tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nhận thấy USD/JPY vẫn nằm trong vùng quá mua.   GBP/USD

GBP USD.png

(Biểu đồ hàng ngày GBP/USD)

-       GBP/USD vẫn nằm trong giới hạn ngắn hạn và giao dịch trong tuần này sẽ là cơ hội cho các nhà giao dịch tìm cách đặt cược. GBP / USD có thể có thêm một số dư địa để tăng giá, nhưng các nhà giao dịch không nên bị cám dỗ vào việc nhắm mục tiêu các mục tiêu không thực tế.

<br>

Triển vọng của thị trường tiền điện tử trong tuần

Bitcoin

Bitcoin.png

(Biểu đồ hàng ngày BTC/USD)

Trader nổi tiếng - il Capo Of Crypto dự đoán, giá Bitcoin sẽ dao động chủ yếu trong biên độ từ 19.000 USD - 23.000 USD. Ông tin rằng thị trường tiền mã hóa vẫn trong xu hướng giảm, chưa có dấu hiệu tích lũy và thậm chí còn đi xuống những mức thấp hơn trong tương lai.

>>> Mời bạn đọc thêm: EUR/AUD: Liệu đà giảm sẽ tiếp tục đột phá xuống thấp hơn?

messenger