USD/JPY có thể tiếp tục đà tăng khi RSI giữ vững ở vùng quá mua

Tóm tắt tình hình đồng Yên Nhật

USD/JPY tăng lên mức đỉnh mới cao nhất năm (144,99) khi kéo dài chuỗi đỉnh và đáy cao hơn từ đầu tuần này, thêm vào đó tín hiệu quá mua từ Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) có thể kèm theo một nhịp tăng cao hơn nữa giống như diễn biến giá từ đầu năm nay.

USD/JPY có thể tiếp tục tăng khi RSI giữ nguyên trong vùng quá mua

USD/JPY kéo dài đà tăng từ đầu tháng này mặc dù lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm trong thời gian gần đây và đà tăng có vẻ sẽ tiếp tục kéo dài miễn là chỉ báo RSI giữ vững trên mức 70.

Do đó, USD/JPY có thể sẽ test mức cao nhất tháng 08/1998 tại ngưỡng 147,67 vì Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Lael Brainard đã cảnh báo rằng Fed “sẽ cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ trong một thời gian”. Bên cạnh đó, với triển vọng lãi suất tại Mỹ sắp được nâng lên, điều này có thể tiếp tục thúc đẩy đà tăng của USD/JPY vì ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có vẻ vẫn giữ nguyên kế hoạch chống lạm phát như hiện tại.

Đổi lại, USD/JPY có thể tiếp tục men theo xu hướng dốc lên của đường SMA 50 ngày (136,67) trong bối cảnh FOMC và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn đang phân hóa về chiến lược quản lý. Và nhà đầu tư vẫn còn phải đánh giá xem liệu Fed có điều chỉnh quyết định lãi suất vào ngày 21/09 hay không khi Chủ tịch Jerome Powell và các đồng sự dự kiến sẽ cập nhật Bản tóm tắt các dự báo kinh tế (SEP).

Cho đến lúc đó, USD/JPY có thể sẽ tiếp tục tăng giá dựa trên kỳ vọng Fed có khả năng tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa. Trong khi đó, tâm lý trader nhỏ lẻ có vẻ sẽ tiếp tục nghiêng về một phía do đa số các trader đã bán ròng USD/JPY trong hầu hết quãng thời gian năm 2022.

Theo thống kê, chỉ có 21,58% trader mua ròng USD/JPY, với tỷ lệ tương quan lực lượng phe bán so với phe mua là 3,63:1.

Số lượng trader mua ròng cao hơn 6,78% so với ngày hôm qua và giảm 0,85% so với tuần trước, trong khi số lượng trader bán ròng cao hơn 1,10% so với ngày hôm qua và cao hơn 14,73% so với tuần trước. Khối lượng vị thế mua ròng có dấu hiệu sụt giảm khi tỷ giá USD/JPY dao động ở mức cao nhất năm (144,99), trong khi tình trạng gia tăng khối lượng bán ròng đã gây ra tâm lý fomo theo đám đông đối với nhiều nhà đầu tư vì chỉ có 24,40% trader mua ròng USD/JPY vào tuần trước.

Như đã nói, USD/JPY có thể sẽ test mức đỉnh tháng 08/1998 tại ngưỡng 147,67 vì biểu đồ giá cho thấy một chuỗi các mức đỉnh và đáy tăng dần xuất hiện từ đầu tuần này và tín hiệu quá mua trong Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) có thể sẽ kèm theo một nhịp tăng cao hơn nữa giống như những gì đã xảy ra trước đó trong năm nay.

Biểu đồ hàng ngày USD/JPY

USDJPY-Rate-Rally-to-Persist-as-RSI-Holds-in-Overbought-Territory_body_USDJPYSentiment09072022.png.full.png

USD/JPY đã leo lên mức đỉnh mới cao nhất trong năm (144,99) khi kéo dài chuỗi đỉnh và đáy tăng dần kể từ đầu tuần này và đà tăng có vẻ sẽ tiếp tục giữ vững miễn là Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) giữ giá trị trên mức 70. Tín hiệu quá mua của chỉ báo RSI có khả năng sẽ đi kèm theo một nhịp tăng nữa của USD/JPY giống như diễn biến thị trường trước đó vào đầu năm nay, nhưng giá sẽ cần chốt trên vùng 144,10 (mức Fib mở rộng 100%) thì mới có thể thu hút phe mua nhắm đến mức cao nhất tháng 08/1998 (147,67).

Một khi giá phá vỡ/đóng cửa trên mốc 150,00 (mức Fib thoái lui 38,2%) thì phe mua có thể hướng đến mức cao nhất tháng 08/1990 (151,65), nhưng nếu lực cầu không đủ mạnh để đẩy giá lên trên vùng 144,10 (mức Fib mở rộng 100%) thì lực bán có thể ép USD/JPY thoái lui trong ngắn hạn xuống dưới ngưỡng giá tròn 143,00 (mức Fib mở rộng 4,236%), sau đó sẽ mở ra khu vực 141,70 (mức Fib mở rộng 161,8%) cho phe bán.

>>> Mời bạn đọc thêm: AUD/JPY: phe bán test hỗ trợ 93,50 mức thay đổi việc làm ở Úc

messenger