Tâm điểm thị trường chứng khoán - tiền tệ tuần 11-16/7/2022

Thị trường chứng khoán

Các số liệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ đã tạo đà tăng cho chứng khoán Mỹ trong phiên cuối tuần trước. Cụ thể, nền kinh tế Mỹ đã có thêm 372.000 việc làm vào tháng Sáu, cao hơn mức 268.000 việc làm do giới chuyên gia dự báo. Mức tăng lớn hơn dự kiến của tháng Sáu đã thúc đẩy nền kinh tế tiến gần hơn đến việc phục hồi tất cả số việc làm bị mất đi trong đại dịch. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ổn định ở mức thấp trong nhiều năm là 3,6%. Đây là điều kiện cho FED tiếp tục tăng lãi suất trong tháng này.

Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones đã tăng nhẹ 0,8%, chỉ số S&P 500 tăng 1,9%, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 4,6%.

Thị trường tiền tệ

Đồng USD liên tiếp chinh phục các đỉnh cao mới trong 5 tuần qua và đạt mức cao nhất trong 2 thập kỷ.

Lạm phát có thể khiến Khối đồng tiền chung Châu u Eurozone rơi vào suy thoái. Đó là lo ngại của giới đầu tư trong bối cảnh đồng EUR hạ xuống thấp ngang bằng đồng USD (EUR/USD = 1,0072 phiên 8/7). Đây là mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Biến động trong tuần khi Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức đã khiến đồng bảng Anh giảm giá trong 2 phiên liên tiếp, mất 1,8% giá trị.

Những sự kiện chính ảnh hưởng tới thị trường trong tuần qua

Lạm phát tại Anh liên tục tăng mạnh và đạt mức 9,1% vào tháng 5 vừa qua, đạt kỷ lục của 40 năm. Đây cũng là mức cao nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Thậm chí trong một báo cáo về ổn định tài chính mới công bố, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) còn cho biết triển vọng kinh tế của Anh đã phát triển theo hướng xấu đi.

Ngân hàng trung ương Châu u (ECB) đang rơi vào thế khó khi lạm phát tăng phi mã trong thời gian qua, gây sức ép phải tăng lãi suất. Đến nay, ECB cho biết không có mục tiêu về tỷ giá.

Một số ngân hàng và tổ chức tài chính lớn hàng đầu của Mỹ như JPMorgan Chase, Morgan Stanley, Citigroup, Wells Fargo hay Blackrock… sẽ khởi đầu mùa báo cáo tài chính quý II trong tuần này. Bên cạnh đó là một số tên tuổi đáng chú ý bao gồm PepsiCo, Delta Air Lines, TSMC… Tuy nhiên, do tác động của việc FED tăng lãi suất, doanh thu của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng khiến hoạt động vay thế chấp sụt giảm.

Michael Arone – trưởng chiến lược gia đầu tư tại State Street Global Advisors đánh giá, “nhà đầu tư nên chuẩn bị cho một mùa báo cáo tài chính đầy thách thức, vì mức độ biến động là chưa rõ ràng”. Nhiều doanh nghiệp được dự báo sẽ công bố các báo cáo kém khả quan, tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường.

Dự kiến các sự kiện trong tuần này

Lịch kinh tế

Screen Shot 2022-07-11 at 20.31.16.png Screen Shot 2022-07-11 at 20.31.32.png

Mời bạn xem thêm: Ba dữ liệu vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường tiền số Tháng 7

messenger