Tâm điểm thị trường tuần từ 5-9/9/2022

Thị trường chứng khoán

  • Thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận tuần giảm điểm thứ ba liên tiếp, sau khi các số liệu việc làm tốt hơn dự kiến trong tháng 8 càng củng cố thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đẩy mạnh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
  • Trong cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm 2,99%, chỉ số S&P 500 giảm 3,29%, trong khi chỉ số Nasdaq ghi nhận mức giảm 4,21%. Thị trường ngoại hối • Đồng USD vẫn tiếp đà phục hồi trong tuần qua. Chỉ số DXY đã tăng lên mức cao nhất trong 20 năm. Lợi suất Kho bạc Mỹ tăng mạnh đã hỗ trợ đồng bạc xanh duy trì đà tăng giá. • JPY/USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm và các chuyên gia tiếp tục cảnh báo sự bất ổn của đồng yen thời gian tới. Thị trường tiền điện tử • Bitcoin và Ethereum giảm nhẹ vào cuối tuần qua, khi các nhà đầu tư xem xét báo cáo việc làm mới nhất của Mỹ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp nhích lên một chút nhưng không đủ để thay đổi kỳ hạn của thị trường lao động vẫn còn nóng.

Tâm điểm thị trường tuần mới

Số liệu PMI tháng 8

  • Thị trường sẽ dành sự chú ý tới chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 8 của Mỹ theo kết quả khảo sát của S&P Global và Viện Quản lý cung ứng (ISM). Chỉ số PMI tổng hợp của S&P Global được dự báo sẽ tiếp tục giảm sâu từ mức 47,7 trong tháng 7 xuống 45 trong tháng 8, cho thấy sự thu hẹp hoạt động của nền kinh tế Mỹ. Chỉ số đã suy giảm 6 tháng liên tiếp, với cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Chỉ số PMI trong lĩnh vực phi sản xuất của ISM cũng sẽ công bố thêm những thông tin về sức khỏe của ngành dịch vụ Mỹ. Chỉ số được dự báo đạt mức 55,5 – giảm nhẹ so với mức 56,7 trong tháng 7.

Tín hiệu lãi suất từ FED

  • Giới đầu tư sẽ theo dõi sát những tín hiệu từ giới chức FED, bao gồm Chủ tịch Jerome Powell – người sẽ có bài phát biểu tại hội nghị của Viện Cato vào thứ Năm. Phó chủ tịch FED Lael Brainard cũng nằm trong số các quan chức FED có bài phát biểu trước công chúng trong tuần này.

  • Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục chờ đợi bất kỳ dấu hiệu nào về việc FED sẽ tiến hành một đợt tăng lãi suất 75 hoặc 50 điểm cơ bản trong cuộc họp chính sách vào các ngày 20 – 21/9 tới. Các dữ liệu lạm phát dự kiến công bố vào giữa tháng này, sẽ là những thông tin quan trọng cuối cùng trước thềm cuộc họp của FED.

Các chính sách tiền tệ từ Nhật Bản, Canada và ECB

• Chính phủ Nhật Bản đang theo dõi các biến động tiền tệ với “tinh thần cảnh giác cao độ” và sẽ có hành động thích hợp nếu cần thông qua việc liên lạc chặt chẽ với các cơ quan quản lý tiền tệ ở các nước khác. Nguyên nhân chủ yếu khiến đồng yen mất giá mạnh so với đồng USD là do các nhà đầu tư lo ngại về khả năng khoảng cách lãi suất giữa các nền kinh tế Nhật Bản và Mỹ sẽ tiếp tục nới rộng.

• Tăng trưởng kinh tế của Canada không mạnh như dự kiến trong quý II/2022 và dường như đã giảm tốc trong tháng 7, dấu hiệu cho thấy lãi suất tăng đang hạ nhiệt hoạt động kinh tế sớm hơn dự đoán của nhiều chuyên gia phân tích. Tuy nhiên, xu hướng giảm tốc tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khó ngăn cản lộ trình tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Canada (BoC).

• Chỉ số giá tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 8/2022 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát tại Khu vực đồng euro (Eurozone) đã xác lập mức cao kỷ lục mới và có thể sớm chạm ngưỡng hai con số trong thời gian tới. Tình hình này đang đánh đi tín hiệu về đợt tăng mạnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bất chấp khả năng suy thoái kinh tế xảy ra.

Các chỉ số trong tầm ngắm

  • GameStop (NYSE: GME) sẽ công bố báo cáo tài chính quý II sau phiên giao dịch ngày thứ Tư, với kỳ vọng doanh số 1,27 tỷ USD và mức thua lỗ trên mỗi cổ phiếu là 0,41 USD.

  • Kroger (NYSE: KR) sẽ công bố báo cáo tài chính quý II trước phiên giao dịch ngày thứ Sáu, với kỳ vọng doanh số 34,23 tỷ USD và mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 0,7954 USD.

  • Cổ phiếu của CVS Health (NYSE: CVS) có thể sẽ ghi nhận một số biến động đáng chú ý trong tuần này, khi hãng dược phẩm này đạt được một số tiến triển trong việc thâu tóm công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà Signify Health (NYSE: SGFY), với mức giá khoảng 8 tỷ USD.

  • Cơ hội tốt nhất trên thị trường tài chính tuần này có thể là bán EUR/USD và GBP/USD và mua USD/JPY.

  • Một số chuyên gia tại Delphi Digital dự đoán, Bitcoin có thể giảm về 10.000 USD trước khi bắt đầu đà tăng mới. Tuy nhiên, nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya tại sàn giao dịch ngoại hối Oanda cho rằng một số nhà đầu tư đang bắt đầu mua thêm Bitcoin và các loại tiền ảo khác, bất chấp những tin tức thị trường xấu gần đây.

Lịch kinh tế

Lịch kinh tế.jpg

Triển vọng tuần mới

Chỉ số S&P 500

Chỉ số được dự báo sẽ tiếp tục kiểm tra vùng hợp lưu của các mức hỗ trợ này trong tuần tới. Một sự phá vỡ xuống dưới mức giá 3.900 sẽ dẫn tới khả năng kiểm tra lại mức thấp nhất trong tháng 6. Trong quá trình này, sẽ có mức hỗ trợ tiềm năng ở mức hành động giá dao động quanh mốc 3.820 và tiếp đó là mức Fibonacci ở quanh mốc 3.786.

Chỉ số S&P 500 (1).jpg

Chỉ số Nasdaq 100

Tương tự như S&P 500, Nasdaq cũng tìm thấy vùng hỗ trợ ở mức thoái lui 61,8% của đợt tăng trong tuần trước, ở quanh mốc 12.089, dù gặp nhiều khó khăn hơn. Mức 11.300 vẫn rất phù hợp với cách tiếp cận này. Đây là mức thoái lui 50% của động thái chính trong giai đoạn 2019 – 2021, và đã giữ chỉ số ở mức thấp trong tháng 6, trước khi bắt đầu giai đoạn phục hồi kéo dài 2 tháng. Việc chỉ số giảm xuống dưới mức giá này có thể dẫn tới một động thái giảm giá sâu hơn nữa.

Chỉ số Nasdaq 100 (1).jpg

Chỉ số DOW JONES Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã hoàn thành quá trình hình thành mô hình nến Sao hôm trong tuần trước. Một vùng giằng co quan trọng của Dow Jones, nằm ở vị trí thấp hơn trên biểu đồ, trong cùng khu vực đã đóng vai trò hỗ trợ hồi tháng 6. Vùng này nằm ngay dưới mức tâm lý 30.000 và ở gần mức thoái lui 38,2% của đợt bán tháo thời đại dịch.

. EUR/USD

  • EUR/USD đang dao động trong khoảng 0,9890-1,090. Xu hướng trung hạn đối với đồng Euro là giảm.
  • Như vậy, khả năng cao EUR/USD sẽ giảm chọc thủng mốc dưới 0,9890, thậm chí có thể giảm xuống vùng 0,9800-0,9770. Sau đó, nó mới có thể tăng trở lại mốc 1,0-1,01.

EUR-USD (1).jpg

Bitcoin

  • BTC/USD đã giao dịch dưới ngưỡng 20.000 từ nhiều ngày nay trong bối cảnh thị trường tiền ảo kém sôi động, giao dịch ảm đạm và nhóm các nước G7 đồng ý áp giá trần lên dầu Nga có hiệu lực trên toàn cầu.
  • Theo các nhà phân tích, Bitcoin đang mất dần sự thống trị khi các nhà giao dịch hướng sự quan tâm nhiều hơn đến Ethereum và các loại tiền ảo khác.

Bitcoin 1.png

Mời bạn đọc thêm: 3 lý do khiến cổ phiếu Apple bền vững với danh mục nhà đầu tư

messenger