Tổng hợp thị trường tuần từ 13-17/3/2023

Tâm điểm thị trường tuần trước

Thị trường chứng khoán

  • Chứng khoán Mỹ đã giảm hơn 1% trong phiên 10/3 và ghi nhận những mức giảm theo tuần lớn nhất trong nhiều tháng, khi các nhà đầu tư lo ngại về những rắc rối tại ngân hàng Silicon Valley Bank lây lan trong lĩnh vực này cũng như xu hướng siết chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

  • Tính chung trong cả tuần, Dow Jones đã giảm 4,4%, S&P 500 mất 4,5% và Nasdaq giảm 4,7%. Chỉ số Dow Jones có tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2022, trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt ghi nhận mức giảm hàng tuần tính theo phần trăm lớn nhất kể từ tháng 9 và tháng 11/2022.

Thị trường ngoại hối

• Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, ở mức 104,64, tăng 0,11% trong tuần qua.

• Trong phiên cuối tuần, đồng Euro tăng 0,57%, đạt mốc 1,064 USD; đồng bảng Anh giao dịch ở mức 1,2024 USD, tăng 0,83%.

Thị trường tiền điện tử

• Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới mất mốc 20.000 USD/BTC trong phiên cuối tuần.

• Chỉ số Smart Contract Leaders Index của công ty MarketVector, theo dõi các đồng tiền điện tử chủ chốt loại này, tăng 36% từ đầu năm đến nay, thậm chí vượt mức tăng 33% của Bitcoin. Tính từ đầu năm 2023, giá trị đồng Solana tăng 76%.

Tâm điểm thị trường tuần trước (20).jpg

Tâm điểm thị trường tuần mới

  • Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này sẽ là các báo cáo mới nhất về lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 được dự báo sẽ đạt mức theo thang là 0,4% - giảm nhẹ so với mức 0,5% trong tháng 1. Tính theo năm, CPI được dự báo ghi nhận mức tăng 6,2% - thấp hơn mức 6,4% trong tháng 1.

  • Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng cũng được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt, với mức tăng theo tháng là 0,3% và theo năm là 5,7% - thấp hơn các mức 0,7% và 6% trong tháng 1. Việc chỉ số PPI hạ nhiệt sẽ giúp kiềm chế CPI, khi các sản phẩm được chuyển từ nhà máy tới tay người tiêu dùng.

  • Giới đầu tư cũng sẽ theo dõi sát những diễn biến liên quan đến vụ sụp đổ của ngân hàng SVB. Vụ sụp đổ lớn nhất trong ngành tài chính Mỹ kể từ sau khủng hoảng 2008 đã làm dấy lên những lo ngại trên thị trường toàn cầu, đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh. Nhiều ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng của SVB có thể nhanh chóng lây lan trong lĩnh vực tài chính, và thậm chí lan sang cả các lĩnh vực khác.

Chỉ số trong tầm ngắm

  • Đồng USD có khả năng sẽ giảm do nhà đầu tư có tâm lý e ngại rủi ro cao.

  • AUD/CHF có khả năng tiếp tục đà giảm.

  • ETH có khả năng giảm xuống dưới ngưỡng 1.352 USD

  • Adobe (Nasdaq: ADBE) sẽ công bố báo cáo tài chính sau phiên giao dịch ngày thứ Tư (15/3). Công ty được dự báo ghi nhận mức doanh thu 4,62 tỷ USD và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 3,68 USD. Kết quả này tăng nhẹ so với các mức 4,26 tỷ USD và 3,37 USD trong cùng kỳ năm trước.

  • FedEx (NYSE: FDX) sẽ công bố báo cáo tài chính sau phiên giao dịch ngày thứ Năm (16/3). Công ty được dự báo ghi nhận mức doanh thu 22,75 tỷ USD và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đạt 2,73 USD. Kết quả này thấp hơn so với các mức tương tứng 23,64 tỷ USD và 4,59 USD của cùng kỳ năm trước.

Triển vọng các chỉ số chính

S&P 500 đã phá vỡ trần của kênh xu hướng giảm trong ngắn hạn, cho thấy xu hướng giảm sẽ còn mạnh hơn nữa. Chỉ số có ngưỡng hỗ trợ tại mức 3.784 và ngưỡng kháng cự tại mức 3.950. Động lượng ngắn hạn của chỉ số đang rất tiêu cực với RSI dưới 30.

NASDAQ đang trong kênh xu hướng giảm trong ngắn hạn. Xu hướng giảm cho thấy thị trường đang trải qua giai đoạn phát triển tiêu cực và sự quan tâm mua vào của các nhà đầu tư giảm. Chỉ số có ngưỡng hỗ trợ tại mức 10.220 và ngưỡng kháng cự tại mức 11.500. Chỉ số được đánh giá là hơi tiêu cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones đã phá vỡ khỏi một kênh xu hướng nằm ngang trong ngắn hạn, cho thấy sự phát triển yếu. Việc chỉ số vượt qua ngưỡng kháng cự tại mức 32.700 sẽ dẫn tới phản ứng tích cực. Động lượng ngắn hạn của chỉ số đang rất tiêu cực, với RSI dưới 30. Điều này cho thấy tâm lý bi quan của các nhà đầu tư ngày càng tăng và chỉ số Dow Jones sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, chỉ số RSI thấp có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đang bị bán quá mức, đặc biệt là ở các cổ phiếu lớn, và có khả năng xảy ra phản ứng đi lên. Đường cong RSI cho thấy một xu hướng giảm, và cũng có thể là tín hiệu sớm về sự bắt đầu của một xu hướng giảm giá. Chỉ số được đánh giá tổng thể là tiêu cực về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn.

DXY

  • Chỉ số DXY in một nến giảm giá tiếp tục từ chối mức kháng cự quan trọng ở mức 105,36. Chân nến khá lớn nhưng có bấc thấp hơn đáng kể, cho thấy cả phe mua và phe bán đều không kiểm soát được tại mức này. Một dấu hiệu giảm giá khác là đồng USD lại giao dịch dưới mức của cả 3 và 6 tháng trước.

AUD/CHF

  • AUD/CHF đang là tâm điểm của thị trường Forex. Các thị trường đang ở chế độ tránh rủi ro chủ yếu do sự sụp đổ của SVB và nỗi lo sợ lây lan sang các ngân hàng khác, nhưng cũng một phần do cảnh báo của Fed hồi tuần trước về lạm phát cao kéo dài. Các quỹ đang tìm nơi trú ẩn an toàn nhưng USD không thể thực hiện được chức năng đó. Do đó, thị trường đang chứng kiến dòng chảy vào đồng CHF.

>>> Mời bạn đọc thêm: Đón đầu xu hướng đầu tư năm 2023 cùng Trust Markets

messenger