Bitcoin bị từ chối tại 25.000 USD trước nhiều xúc tác trái chiều

Giá Bitcoin (BTC) cố gắng vượt lên mức cao nhất trong tuần, nhưng đồng đô la Mỹ tăng giá và cuộc khủng hoảng ngân hàng tiền ẩn tại châu Âu đã tạo ra một số lực cản nghiêm trọng đối với phe bò Bitcoin.

Phe gấu đã ngăn chặn Bitcoin (BTC) vượt lên trên ngưỡng 25.000 USD vào ngày 15 tháng 3 khi tâm trạng nhà đầu tư đan xen giữa nỗi vui mừng trước dữ liệu kinh tế vĩ mô đáng khích lệ với những lo ngại về sự lây lan của khủng hoảng ngân hàng.

Biểu đồ hàng giờ BTC-USD.jpg

Image 1: Biểu đồ hàng giờ BTC/USD.

PPI cung cấp “tín hiệu tuyệt vời” cho khả năng xoay trục của FED

Dữ liệu từ TradingView cho thấy Bitcoin đang phục hồi sau đợt giảm giá từ mức cao cục bộ là 25.273 USD.

Giá Bitcoin đã phản ứng tích cực với dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) mới nhất của Hoa Kỳ khi dữ liệu này thấp hơn nhiều so với mức dự kiến.

Trước khi báo cáo PPI được công bố, sổ lệnh Binance cho thấy mức thanh khoản bid và ask lần lượt là 22.000 USD và 26.000 USD.

“Thời gian sẽ cho biết liệu có đủ thanh khoản bid để bảo vệ ngưỡng 22.000 USD hay không,” tài nguyên giám sát on-chain Material Indicators cho biết.

Dữ liệu sổ lệnh BTC-USD trên Binance.jpg

Image 2: Dữ liệu sổ lệnh BTC/USD trên Binance.

Theo Michaël van de Poppe, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty thương mại Eight, đã có dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ từ bỏ việc tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tuần tới.

“PPI đạt 4,6%, thấp hơn mức dự đoán 5,4%. Điều này cho thấy lạm phát đang hạ nhiệt. Liệu ông Powell có xoay trục chính sách hay không?” ông van de Poppe đặt câu hỏi. “Ít nhất thì mức tăng 25 điểm cơ bản dường như rất có khả năng xảy ra (hoặc lãi suất sẽ không tăng do các vấn đề của hệ thống ngân hàng). Những dấu hiệu tuyệt vời!”

Cùng với dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (PPI) được công bố trước đó, chỉ số PPI đã góp phần giúp giá Bitcoin đứng vững khi thị trường tiền số tận dụng lợi thế mà cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra ở Mỹ mang tới.

Tâm điểm chú ý của nhà đầu tư hiện đang chuyển sang khu vực châu Âu, khi cổ phiếu các ngân hàng tại đây đồng loạt lao dốc. Đặc biệt là cổ phiếu Credit Suisse đã đạt mức thấp kỷ lục mới.

Cổ phiếu của gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sỹ có thời điểm giảm hơn 25% trước khi đảo chiều lên trên mốc 2 USD.

“Silicon Valley Bank có tài sản khoảng 209 tỷ USD. Credit Suisse có tài sản khoảng 578 tỷ USD,” Genevieve Roch-Decter, giám đốc điều hành của công ty tài chính Grit Capital, nhận xét. “Một vấn đề lớn hơn nhiều đang dần xuất hiện.”

Đô la Mỹ tăng bất chấp dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ

Trong khi đó, tiền điện tử đã phải đối mặt với những cơn gió ngược trong ngày 15 tháng 3 khi đồng đô la Mỹ tăng mạnh.

Bất chấp dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát giảm và các điều kiện thuận lợi hơn đối với tài sản rủi ro, chỉ số đô la Mỹ (DXY) lần đầu tiên đạt mức 105 kể từ vụ sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank vào ngày 1 tháng 3

Nhà bình luận thị trường Tedtalksmacro đã đổ lỗi cho các vấn đề ngân hàng của châu Âu.

“Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện đang lan sang châu Âu, lợi suất trái phiếu đồng euro giảm mạnh và do đó EUR cũng giảm mạnh,” Tedtalksmacro cho biết. “EUR giảm = DXY tăng!”

DXY đo lường sức mạnh của đồng đô la Mỹ so với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn. Hiệu suất của nó thường có mối tương quan nghịch chiều với thị trường tiền điện tử.

Biểu đồ hàng giờ DXY.jpg

Image 3: Biểu đồ hàng giờ DXY.

Phân tích kỹ thuật

BTC cần di chuyển qua điểm xoay Pivot tại 24.525 USD để nhắm mục tiêu tới Mức kháng cự chính đầu tiên (R1) ở 25.120 USD và mức cao của thứ Tư (15/3) là 25.324 USD. Việc giá quay trở lại mức 25.000 USD sẽ báo hiệu đà tăng giá được kéo dài. Tuy nhiên, để làm được điều đó, Bitcoin cần có sự hỗ trợ từ các tin tức tích cực cả trong thị trường tiền số lẫn dữ liệu kinh tế vĩ mô

Trong trường hợp đà tăng được tiếp tục, BTC có thể sẽ kiểm tra Mức kháng cự chính thứ hai (R2) ở 25.918 USD. Mức kháng cự chính thứ ba (R3) nằm ở mức 27.311 USD

Việc không thể vượt lên trên điểm xoay Pivot nói trên sẽ khiến BTC hương tới Mức hỗ trợ chính đầu tiên (S1) ở 23.727 USD. Ngoại trừ sự xuất hiện của một đợt bán tháo trên thị trường tiền điện tử, nếu không, BTC nên tránh giảm xuống dưới ngưỡng 23.000 USD. Mức hỗ trợ chính thứ hai (S2) ở 23.132 USD sẽ hạn chế đà giảm giá

Mức hỗ trợ chính thứ ba (S3) nằm ở mức 21.739 USD

Các đường EMA và biểu đồ nến 4 giờ (bên dưới) cho tín hiệu tăng giá. Giá BTC hiện nằm trên đường EMA 50 ngày (tại 22.960 USD). Đường EMA 50 ngày đã vượt lên trên đường EMA 100 ngày, và đường EMA 100 cũng đã cắt lên trên đường EMA 200 ngày, gửi tín hiệu tăng giá

Việc BTC giữ vững trên đường EMA 50 ngày (22.960 USD) sẽ gia tăng cơ hội cho giá phá vỡ mức R1 (tại 25.120 USD) để nhắm mục tiêu tới mức R2 (tại 25.918 USD) và ngưỡng 26.000 USD. Tuy nhiên, việc giá giảm qua ngưỡng S1 (tại 23.727 USD) sẽ khiến đồng tiền số này phải đối mặt với ngưỡng S2 (tại 23.132 USD) và đường EMA 50 ngày (tại 22.960 USD). Việc BTC giảm xuống dưới đường EMA 50 ngày (tại 22.960 USD) sẽ phát đi tín hiệu giảm giá.

>>> Mời bạn đọc thêm: 2 cổ phiếu cổ tức nên mua ngay trong tuần này

messenger