Bitcoin đi ngang gần mức thấp của phạm vi, điều gì sẽ xảy ra?

Bitcoin đang hợp nhất gần mức hỗ trợ quan trọng với xu hướng giảm giá ngày một rõ ràng và dữ liệu thị trường tương lai hiện ở mức trung lập.

Bitcoin (BTC) tiếp tục củng cố gần mức hỗ trợ 26.600 USD, với khối lượng giao dịch duy trì ở mức thấp kể từ cuối tháng Ba. Mặc dù mức giá hiện tại có thể là một vùng tích lũy, nhưng BTC vẫn chưa ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, cho thấy phe bò và gấu vẫn đang tranh đấu mạnh mẽ ở mức hỗ trợ này.

Một báo cáo gần đây của Santiment đã lưu ý lượng BTC và ETH trong các ví tự lưu ký đang tăng lên và tỷ lệ phần trăm nguồn cung BTC trên các sàn giao dịch hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2017. Tại thời điểm viết bài này, nguồn cung BTC trên các sàn giao dịch là khoảng 10%, trong khi nguồn cung của ETH là khoảng 5%, cho thấy các nhà đầu tư đặt cược rất lớn vào xu hướng tăng giá trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để làm được điều đó, BTC cần phải vượt qua các mức kháng cự quan trọng. Vậy đầu là các ngưỡng mà phe bò BTC cần chú ý trên biểu đồ hàng ngày?

Giá có giảm thêm khi kiểm tra ngưỡng 26.600 USD và đường EMA 100 ngày?

Biểu đồ BTC-USDT.jpg

Image 3: Biểu đồ BTC/USDT. Nguồn: TradingView

Mức giảm từ ngày 6 tháng 5 đã tạo ra khoảng trống giá trị hợp lý (FVG) trong vùng từ 27.826 USD – 28.396 USD (màu trắng). Ngay bên dưới vùng FVG là đường trung bình động hàm mũ (EMA) 50 ngày tại 27.570 USD (đường màu xanh lam). Trên nó là ngưỡng kháng cự 28.500 USD, từng đóng vai trò là một rào cản mạnh trong nửa cuối tháng Ba.

Điều này làm cho khu vực này trở thành một khu vực giảm giá mạnh và phe bò phải đẩy giá vượt qua vùng này để thu hút các vị thế có sử dụng đòn bẩy cũng như xóa bỏ tâm lý tiêu cực trên thị trường.

Phản ứng tiêu cực khi giá chạm vùng giảm giá ở trên và việc BTC đánh mất hỗ trợ 26.600 USD sau đó có thể làm suy yếu thêm cấu trúc thị trường của đồng tiền số này. Các mức hỗ trợ tiếp theo là đường EMA 100 ngày (màu vàng) và ngưỡng 25.260 USD.

Tuy nhiên, việc BTC đóng cửa ngày trên mức cao của vùng giảm giá (tại 28.500 USD) có thể khiến giá tăng lên và kiểm tra lại mức cao gần đây là 29.000 USD hoặc 31.000 USD. Trên các mức kháng cự này, mức kháng cự tiếp theo nằm ở 32.400 USD.

Trong khi đó, chỉ báo RSI nằm dưới mức trung bình, cho thấy áp lực mua hạn chế. Tuy nhiên, chỉ báo CMF (Chaikin Money Flow) ở trên mức 0, cho thấy dòng tiền vào đáng kể.

Hợp đồng mở BTC bị đình trệ

Theo dữ liệu của Coinglass, hợp đồng mở hợp đồng tương lai BTC dao động quanh mức 11 tỷ USD kể từ nửa cuối tháng Tư tới nay. Điều này cho thấy vị thế trung lập trên thị trường tương lai trong giai đoạn này, nghĩa là giá BTC có thể đi theo một trong hai hướng.

Tuy nhiên, dữ liệu thanh lý của Coinglass cho thấy hơn 5 triệu USD vị thế Long đã bị thanh lý, trong số 9,7 triệu USD các vị thế bị thanh lý trên thị trường trong 24 giờ qua. Điều này củng cố tâm lý giảm giá nhẹ trên thị trường kỳ hạn.

Một yếu tố khác có thể góp phần giúp hướng đi của BTC trở nên rõ ràng hơn trong tuần này là các cuộc đàm phán trần nợ của Hoa Kỳ. Đây là là một diễn biến quan trọng đáng để theo dõi trong những ngày tới vì nó có thể ảnh hưởng đến các chuyển động của BTC

BTC liệu có phục hồi?

Tại thời điểm viết bài, BTC đang giao dịch ở mức 26.882,14 USD sau khi dao động trong khoảng giá 27.000 USD và 27.800 USD trong vài tuần qua. Các nhà giao dịch ngày càng trở nên cảnh giác với khả năng giá giảm trở lại phạm vi 20.000 USD đến 25.000 USD.

Theo dữ liệu từ Santiment, tỷ lệ thống trị xã hội của BTC đã tăng lên. Đây thường là dấu hiệu khiến các nhà giao dịch sợ hãi, cho thấy khả năng giá tăng trở lại.

Khi giá của BTC quay trở lại mức 27.000 USD vào ngày 18 tháng 5, tỷ lệ thống trị xã hội của nó ngay lập tức tăng hơn 50%. Tại thời điểm viết bài, con số này là 28,34%.

Hơn nữa, dữ liệu Từ khóa thịnh hành (Trending Keywords) của Santiment cho thấy các từ khóa thịnh hành trong 10 giờ qua có liên quan đến ví phần cứng và bảo mật. Theo Santiment, một dấu hiệu rõ ràng về sự sợ hãi trong thị trường tiền điện tử là khi hầu hết các từ khóa xu hướng hàng đầu đều xoay quanh 2 từ này.

Nó phản ánh những lo ngại về vấn đề an toàn mà các nhà giao dịch từng bày tỏ sau sự sụp đổ bất ngờ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX vào tháng 11 năm 2022.

Mặc dù các dữ liệu trên có thể gợi ý về khả năng phục hồi giá tiềm năng, nhưng một chỉ báo đáy giá quan trọng là tỷ lệ Lãi/Lỗ mạng BTC (NPL) không gợi ý điều tương tự tại thời điểm viết bài.

NPL theo dõi lãi hoặc lỗ trung bình của tất cả các đồng tiền đi/đến các ví hàng ngày để ghi lại các khoảng thời gian chốt lời hoặc đầu hàng của chủ sở hữu. NPL giảm thường là dấu hiệu cho thấy giá của một tài sản đang chạm đáy.

Theo Santiment, điều này là do NPL phản ánh sự đầu hàng của những nhà giao dịch yếu kém cũng như sự quay trở lại của ‘tiền thông minh’. Đó là lý do tại sao chúng trùng khớp với các đợt phục hồi cục bộ và các giai đoạn giá phục hồi.

Trong thị trường BTC hiện tại, chưa có sự sụt giảm nào như vậy xảy ra.

>>> Mời bạn đọc thêm: Cổ phiếu Apple: Mua, Bán hay Giữ?

messenger