EUR/USD giữ ổn định do thị trường đang chờ động lực xúc tác tiếp

Giới trader đang phơi phới niềm tin lạc quan rằng lạm phát ở Mỹ đang hạ nhiệt sau khi PPI giảm nhiều hơn dự kiến, do đó đã thúc đẩy EUR/USD.

Đồng USD tăng nhẹ sau khi các đại diện từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra nhiều quan điểm “diều hâu”, củng cố niềm tin đối với các nhà đầu tư rằng, Fed vẫn chưa thể giảm tốc độ tăng lãi suất khi thị trường lao động vẫn chưa đem lại kết quả khả quan.

Chủ tịch Fed St. Louis, ông James Bullard cho biết, Ngân hàng trung ương Mỹ cần tiếp tục tăng lãi suất thêm ít nhất một điểm phần trăm nữa, vì việc tăng lãi suất cho đến nay “chỉ có tác động hạn chế đối với lạm phát đang tăng nóng”. Kỳ vọng của thị trường đối với lãi suất của Fed tính đến tháng 5 và tháng 6 năm sau đã tăng gần 5%, sau cuộc nói chuyện của Bullard và các đại diện khác của Fed trong tuần này.

Trong khi đó, Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni cảnh báo rằng triển vọng kinh tế châu Âu trong năm tới "suy yếu đáng kể" và hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ suy thoái trong quý IV/2022. Ông Gentiloni cho biết nền kinh tế EU hiện đang bước vào "một bước ngoặt".

Theo dự báo, sản lượng kinh tế của EU sẽ suy giảm trong ba tháng cuối năm nay và những tháng đầu năm 2023. Sự không chắc chắn gia tăng, áp lực của việc giá năng lượng cao, sức mua của các hộ gia đình bị xói mòn, môi trường bên ngoài yếu hơn và điều kiện tài chính thắt chặt hơn dự kiến sẽ đẩy EU, Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và hầu hết các nước thành viên vào suy thoái trong quý cuối cùng của năm 2022. Đối với toàn bộ năm 2023, EC dự báo dự báo tăng trưởng GDP thực tế ở cả khu vực EU và Eurozone ở mức 0,3%, thấp hơn nhiều so với mức 1,5% và 1,4% được đưa ra trong dự báo trước đó vào tháng Bảy.

Thêm vào đó, lạm phát tại châu Âu tiếp tục tăng nhanh hơn dự kiến. Việc áp lực giá cả gia tăng liên tục trong 10 tháng kể từ đầu năm nay đã chuyển mức đỉnh lạm phát dự kiến sang quý IV năm nay, đồng thời nâng dự báo tỷ lệ lạm phát hàng năm lên 9,3% ở EU và 8,5% ở Eurozone. Lạm phát tại châu Âu dự kiến sẽ giảm vào năm 2023, nhưng vẫn ở mức cao là khoảng 7% ở EU và 6,1% ở Eurozone.

EUR/USD đang giữ ổn định sau hai ngày tăng liên tiếp do thị trường đang chờ động lực xúc tác tiếp theo. Giới trader đang phơi phới niềm tin lạc quan rằng lạm phát ở Mỹ đang hạ nhiệt sau khi PPI giảm nhiều hơn dự kiến, do đó đã thúc đẩy cặp tiền tệ này. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ đã tăng mạnh nhất trong 8 tháng qua, từ đó xóa tan nỗi lo lạm phát, kéo USD tăng lên từ mức giá thấp gần đây.

Dữ liệu lạm phát của khu vực đồng euro trong tháng 10 dự kiến sẽ xác lập mức đỉnh kỷ lục 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ mức 9,9% trong tháng 9. Hơn một nửa số quốc gia khu vực đồng euro đang ghi nhận lạm phát ở mức hai con số, điều này sẽ gây thêm áp lực lên ECB buộc họ phải tiếp tục tăng lãi suất một cách mạnh mẽ.

Phân tích kỹ thuật EUR/USD

EUR-USD.jpg

EUR/USD đã tăng từ mức đáy 0,9730 trong tháng 11, vượt qua đường SMA 50, đường xu hướng giảm và đang kiểm tra mức 1,04. RSI ủng hộ cho kịch bản tăng giá hơn nữa dù chỉ báo này đang nằm ngoài một chút so với vùng quá mua.

Phe mua sẽ tìm cách đẩy giá lên trên đường SMA 200 ở mức 1,0430 để nhắm đến mức đỉnh 1,0635 vào ngày 27/06.

Mức hỗ trợ có thể nằm tại 1,0280, tương ứng với mức đáy tuần, trước khi lùi về vùng 1,02, tức là mức cao nhất trong tháng 9. Khi nào tỷ giá EUR/USD rơi xuống dưới ngưỡng 1,010 thì mới phủ nhận xu hướng tăng ngắn hạn.

Mời bạn đọc thêm: Đừng bỏ lỡ mua bắt đáy cổ phiếu chăm sóc sức khỏe

messenger