Warren Buffett không đầu tư vào cổ phiếu công nghệ sinh học

Những điểm chính

● Nếu bạn cũng là một nhà đầu tư bảo thủ như Buffett, bạn nên tránh xa ngành này.

● Công nghệ sinh học hiện là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro, thiếu sự đáng tin cậy và đôi khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của họ.

Nhìn chung Warren Buffett không sai khi cho rằng chúng ta khó có thể có được chiến thắng với các mã công nghệ sinh học.

Khả năng cao là Warren Buffett biết một số điều về đầu tư mà chúng ta không biết. Điều này khiến chúng ta có thể dễ dàng phát hiện không có một mã cổ phiếu công nghệ sinh học nào trong danh mục đầu tư của ông. Tại sao Nhà tiên tri xứ Omaha lại hoàn toàn tránh xa ngành công nghiệp công nghệ sở hữu khả năng tăng trưởng cao như vậy?

Hóa ra, có rất nhiều lý do khiến các công ty dược phẩm sinh học không phù hợp với phong cách đầu tư của Berkshire Hathaway (BRK.A) (BRK.B ). Ngay cả khi cách tiếp cận của bạn có thể hơi khác một chút, bạn vẫn nên nắm rõ một vài nguyên lý đầu tư của Warren Buffett để cải thiện quy trình đầu tư của mình.

Chúng ta hãy cùng xem xét ba lập luận hợp lý nhất khiến ông tránh xa lĩnh vực công nghệ sinh học.

1. Lĩnh vực này siêu rủi ro

Các cổ phiếu công nghệ sinh học vô cùng rủi ro và thực sự không có bất kỳ cách nào để loại bỏ rủi ro trong ngành kinh doanh này cả. Đây chắc chắn là những yếu tố khiến Buffett vô cùng ghét bỏ.

Rủi ro phần lớn bắt nguồn từ bản chất của quá trình thử nghiệm lâm sàng. Thật khó để phát triển một loại thuốc mới đã được chứng minh một cách chặt chẽ là vừa an toàn vừa hiệu quả trong khi các mục tiêu chỉ là dự kiến. Hầu hết các nỗ lực cuối cùng đều thất bại, đốt cháy số tiền nghiên cứu và phát triển (R&D) quý giá, chưa kể đến việc giảm giá cổ phiếu của các công ty.

Một chương trình đang bước vào giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm lâm sàng chỉ có 13,8% cơ hội cuối cùng được thương mại hóa - và Buffett được biết đến là người thích những cú ném bóng tầm gần (dễ ăn điểm) hơn là những cú sút xa mạo hiểm.

Rủi ro thử nghiệm lâm sàng giảm dần khi các chương trình ngày một tiến triển trong suốt quá trình, nhưng ngay cả những công ty thành công trong việc đưa thuốc của họ ra thị trường, đó vẫn có thể là một khoản đầu tư tồi tệ. Đây cũng là một yếu tố rủi ro khác sẽ cản trở nghiêm trọng quyết tâm xuống tiền đầu tư của Buffett.

Ví dụ, Novavax đã thành công trong việc thương mại hóa vắc-xin chống vi-rút corona, nhưng cổ phiếu của công ty này đã giảm 91% trong 12 tháng qua do các đối thủ cạnh tranh như Moderna đã đánh bại công ty này và khiến thị trường bão hòa trước khi công ty có thể giành được thị phần đủ lớn để phát triển.

Nếu chỉ nhìn vào dữ liệu tài chính của Novavax trong 10 năm và thực trạng công ty không thu hút được sự chú ý trên thị trường, nhà đầu tư hẳn sẽ không nắm rõ được bức tranh toàn cảnh ở đây là gì. Và điều này sẽ chỉ càng trái ngược với phương pháp đầu tư cẩn trọng của Buffett. Trường hợp này đa phần cũng sẽ xảy đến với các cổ phiếu công nghệ sinh học khác.

công nghệ sinh học.jpg

2. Doanh thu và dòng tiền không ổn định

Một luận điểm khác ngăn trở Buffett đến với công nghệ sinh học có thể là hiệu quả tài chính của các công ty này thường trồi sụt thất thường. Trong khi đó sở thích của Buffett là các công ty tăng trưởng ổn định, có thể dự đoán và chậm rãi.

Một lần nữa, vấn đề bắt nguồn từ bản chất các công ty công nghệ sinh học không có nhiều thu nhập cho đến khi có thể thương mại hóa thành công một trong các dự án của mình. Sau đó, công ty thường sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc khi doanh số bán sản phẩm tăng lên. Cho đến khi các công ty này hết hạn bảo hộ độc quyền và vấp phải sự cạnh tranh từ các loại thuốc gốc. Tại thời điểm đó, doanh thu từ thuốc giảm mạnh và thường là gần bằng không.

Ngay cả những doanh nghiệp khổng lồ và rất thành công như Moderna cũng trở thành nạn nhân của mô hình này, mặc dù không phải lúc nào cũng là kết quả của sự cạnh tranh đến từ thuốc gốc. Trong khi doanh số bán vắc-xin ngừa virus corona mang lại 18,8 tỷ đô la cho năm 2022, Moderna có khả năng chỉ báo cáo doanh thu đạt 7,6 tỷ đô la trong năm nay, theo ước tính trung bình của Phố Wall.

Phần lớn mọi người đều đã tiêm các mũi vắc xin của công ty và kết quả thị trường vắc-xin đang bị thu hẹp. Rất có khả năng Moderna sẽ thương mại hóa các loại vắc-xin mới để tăng doanh thu trở lại trong tương lai. Nhưng đối với một nhà đầu tư như Buffett, việc loại vắc-xin nổi bật trong vài năm qua có thể trở thành ngôi sao sa chỉ sau một đêm (dù không phải do lỗi của của riêng nó) có khả năng sẽ là một biển hiệu “cấm” khác.

3. Lợi thế cạnh tranh thậm chí còn khó xác định hơn nữa

Buffett yêu thích lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là những lợi thế kinh tế cho phép các doanh nghiệp giữ được thị phần ngay cả khi chống trả với cạnh tranh khốc liệt.

Nhưng lợi thế cạnh tranh duy nhất mà công nghệ sinh học đôi khi có thể mang lại là quyền sở hữu trí tuệ của họ, ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tạo ra các bản sao chính xác của thuốc và công nghệ của công ty. Thế nhưng các lợi thế này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian hữu hạn.

Hãy suy nghĩ về điều đó. Đối với các công ty công nghệ sinh học, không có cách nào để có thể sở hữu nguồn lợi thế cạnh tranh truyền thống như sức mạnh xây dựng thương hiệu hoặc khả năng thu hút khách hàng. Và mặc dù có rất nhiều tuyên bố về việc phát triển các công nghệ giúp giảm chi phí khám phá và thương mại hóa các loại thuốc mới, nhưng thường phải mất nhiều năm trước khi những tuyên bố đó được chứng minh.

Hậu quả của việc không có lợi thế cạnh tranh là các công ty công nghệ sinh học thường có kết cục bị tụt lại trong cùng một thị trường bệnh tật mà không có cách nào để vượt qua các công ty khác. Và đối với Buffett, đó có lẽ là một rủi ro lớn. Nguyên nhân là bởi với các công ty này, không có con đường rõ ràng dẫn đến thành công, cũng như không có gì đảm bảo thành công hôm nay sẽ duy trì mãi mãi trong tương lai.

>>> Mời bạn đọc thêm: Tại sao nên mua cổ phiếu PayPal?

messenger