3 điều về Meta Platforms mà nhà đầu tư thông minh chú ý

Gã khổng lồ mạng xã hội vẫn còn quá nhiều thứ phải làm.

Ý CHÍNH

• Meta vẫn có kế hoạch chi hàng tỷ đô la cho mảng metaverse đang thua lỗ.

• Công ty đang phát triển chip AI tùy chỉnh của riêng hãng để giảm sự phụ thuộc vào Nvidia.

• Công ty được cho là đang xây dựng một ứng dụng mới dưới thương hiệu của Instagram nhằm cạnh tranh với mạng xã hội Twitter.

Hầu hết các nhà đầu tư biết rằng Meta Platforms (META 0,18%) là nền tảng truyền thông xã hội khổng lồ tiếp cận hơn 3,8 tỷ người hàng tháng thông qua Facebook, Messenger, Instagram và WhatsApp. Và không hiếm người biết công ty đã phải vật lộn trong năm qua với bản cập nhật thắt chặt kiểm soát quyền riêng tư của Apple (AAPL) trên iOS, làm tê liệt khả năng tạo quảng cáo nhắm mục tiêu từ dữ liệu của bên thứ ba, và cạnh tranh gay gắt từ TikTok của ByteDance, nền tảng đã thu hút rất nhiều người dùng ở độ tuổi trẻ hơn.

Meta vẫn là một cổ phiếu gây chia rẽ trong giới đầu tư. Phe giá lên tin rằng công ty có thể vượt qua những thách thức ngắn hạn, bằng các công cụ quảng cáo mới và các video ngắn của Reels, trong khi phe giá xuống coi đây là một gã khổng lồ công nghệ già cỗi, đang mất dần khả năng thích ứng trong một thế giới đang thay đổi. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về ba khía cạnh khác trong hoạt động kinh doanh của Meta, mà một nhà đầu tư thông minh có thể sẽ quan tâm: kế hoạch phát triển VR, tham vọng AI và nỗ lực thách thức Twitter của Meta.

1. Công ty sẽ tiếp tục đốt hàng tỷ đô la trong metaverse

Bộ phận Phòng Thí Nghiệm Thực Tế của Meta, phát triển các sản phẩm VR và AR, đã đốt hàng tỷ đô la trong bốn năm qua:

Bảng 1 platforms.jpeg

Nguồn dữ liệu: Meta Platforms.

Khoản chi này có vẻ hợp lý, khi doanh thu của Phòng Thí Nghiệm Thực Tế đã tăng vọt trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng của bộ phận này đã chững lại vào năm 2022. Ban đầu, Meta đã thu hút được một số người dùng phổ thông, khi ra mắt tai nghe Quest VR độc lập vào năm 2019. Và động lực đó được duy trì với màn ra mắt tai nghe Quest 2 nhỏ hơn và mạnh mẽ hơn vào năm 2020. Meta cũng đã cố gắng tận dụng sự phổ biến của Quest bằng cách tung ra nhiều trò chơi VR hơn, kết nối những người dùng VR của hãng thông qua sân chơi Horizon Worlds V

Gần đây, công ty tuyên bố đã bán được khoảng 20 triệu tai nghe Quest trong 4 năm qua, nhưng theo báo cáo, Horizon Worlds chỉ có khoảng 200.000 người dùng hàng tháng vào cuối năm 2022. Do đó, có vẻ như nhiều người chỉ đơn giản là muốn dùng thử Quest, thay vì gắn bó với sản phẩm này. Điều đó rất đáng lo ngại, vì có khả năng Meta đang bán lỗ Quest, với hy vọng có thể bù đắp chi phí nhờ doanh thu bán các ứng dụng VR có biên lợi nhuận cao. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác cho thấy thị trường non trẻ này đang lụi tàn: Theo CSS Insight, doanh số các thiết bị VR và AR trên toàn cầu đã giảm 9,6% vào năm 2022.

Tuy nhiên, Meta vẫn tiếp tục nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh thua lỗ này. Trong hội nghị báo cáo tài chính gần đây nhất vào tháng 4, CFO Susan Li đã dự đoán khoản lỗ hoạt động của phân khúc Phòng Thí Nghiệm Thực Tế sẽ “tăng lên vào năm 2023”. CEO Mark Zuckerberg cũng nhắc lại niềm tin rằng “xây dựng metaverse là một dự án dài hạn”.

2. Meta đang phát triển chip AI của riêng hãng

Các trung tâm dữ liệu của Meta hiện đang sử dụng GPU cao cấp của Nvidia (NVDA) để tăng tốc các tác vụ AI và học máy. Nhưng công ty cũng đang phát triển một chip AI tùy chỉnh nội bộ, có thể thay thế một số chip của Nvidia vào năm 2025.

Dòng chip Công Cụ Tăng Tốc Suy Luận Và Đào Tạo Meta (MTIA) này sẽ là các chip ASIC lập trình, có thể được tùy chỉnh cho các tác vụ cụ thể. Và không giống như thiết lập để xử lý AI như hiện tại, thường yêu cầu GPU tăng tốc các tác vụ cho CPU, các chip ASIC này có thể tự xử lý tất cả các tác vụ đó mà không cần CPU hoặc GPU độc lập.

Meta gần đây đã thuê một nhóm sản xuất chip AI từ hãng thiết kế chip nước Anh, Graphcore để đẩy nhanh quá trình phát triển những con chip nội bộ này. Các nhà đầu tư của Nvidia nên chú ý đến động thái đó, vì Graphcore trước đây đã tuyên bố phương pháp “xử lý đồ thị” của họ có thể xử lý các tác vụ AI hiệu quả hơn so với CPU hoặc GPU. Nỗ lực sản xuất chip AI của Meta có thể làm giảm lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng cũng tiềm năng giúp các trung tâm dữ liệu của hãng hoạt động hiệu quả hơn trong dài hạn.

3. Meta có thể thách thức Twitter trong tương lai gần

Cuối cùng, Meta được cho là đang thử nghiệm một ứng dụng mới dưới thương hiệu của Instagram nhằm cạnh tranh với mạng xã hội Twitter. Hiện tại có rất ít thông tin liên quan tới chủ đề này, nhưng đó có thể là một nền tảng với các bài đăng có nội dung được mô tả là dựa trên văn bản, có thể hoạt động với các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn của Twitter là Mastodon và các ứng dụng khác

Nếu Instagram thực sự ra mắt ứng dụng này, Meta có thể tận dụng tình trạng hỗn loạn hiện tại của Twitter, và thu hút được sự chú ý của người dùng tới một tùy chọn đăng post nhanh mới. Ứng dụng này cũng sẽ giúp Meta thu thập thêm dữ liệu của bên thứ nhất để tạo các quảng cáo nhắm mục tiêu tốt hơn.

Vậy đâu là vấn đề cốt lõi?

Ba điểm kể trên có lẽ không đủ lu mờ những thách thức ngắn hạn từ Apple và TikTok mà Meta đang phải phải đối mặt. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn nên theo dõi chặt chẽ lập trường kiên định của công ty với các sản phẩm AR và VR, chiến lược này có thể khiến công ty chìm sâu vào khủng hoảng tài chính, hoặc mang lại cho Meta lợi thế vững chắc của người đi đầu trong hai thị trường mới mẻ này. Nỗ lực phát triển chip AI và một bản sao của Twitter rất đáng để theo dõi, nhưng có thể sẽ không có tác động lớn như kế hoạch phát triển metaverse đầy tham vọng của công ty.

>>> Mời bạn đọc thêm: Tín hiệu ngoại hối EUR/USD: có thể giảm khi làn sóng bán tháo giá

messenger