Tâm điểm thị trường tuần từ 26-30/12/2022

Tâm điểm tuần trước

Thị trường chứng khoán

  • Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trong phiên cuối tuần trước, sau khi các số liệu mới công bố cho thấy, lạm phát tiêu dùng tại Mỹ đã hạ nhiệt trong tháng 11, và người tiêu dùng Mỹ cũng kỳ vọng áp lực giá cả sẽ lắng dịu hơn nữa trong những tháng tới.

  • Trong cả tuần, thị trường Phố Wall đã ghi nhận những kết quả trái chiều. Chỉ số Dow Jones tăng nhẹ 0,9%, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 0,2% còn chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 1,9%.

Thị trường ngoại hối

• Đồng USD đã chốt phiên tuần ở mức giảm nhẹ 0,11%. Trong tuần qua, đồng bạc xanh quay đầu giảm trở lại, với mức giảm 0,36%, xuống mốc 104,33%.

• Đồng euro vẫn giao dịch một cách thận trọng quanh vùng 1,0573 - 1,0659. Xu hướng chung đối với đồng tiền này vẫn là tăng.

Thị trường tiền kỹ thuật số

• Tuần qua, thị trường tiền điện tử không có nhiều biến động, giá trị đồng Bitcoin gần như đi ngang, dưới mức 17.000 USD.

Các sự kiện kinh tế đáng chú ý trong tuần

• Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ trong tháng 11/2022 tăng 5,5%, chậm hơn mức 6,1% của tháng trước. Mặc dù số liệu trên tiếp tục thể hiện xu hướng lạm phát tăng chậm lại trong những tháng gần đây, song mức giảm này dường như không đủ mạnh để thay đổi lập trường tăng lãi suất của Fed trong cuộc chiến dài hơi chống lạm phát.

• Sản lượng kinh tế của Anh giảm 0,3% trong giai đoạn từ quý II đến quý III/2022, thấp hơn mức ước tính trước đó là 0,2%. GDP trong quý III/2022 ước tính giảm 0,8% so với quý IV/2019 trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Anh trở thành nước duy nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chưa đạt mức phục hồi trước đại dịch khi nền kinh tế toàn cầu bị phong tỏa vào năm 2020.

• Viện quản lý cung ứng (ISM) sẽ công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Chicago – đo lường hoạt động kinh tế của khu vực Trung Tây nước Mỹ. Chỉ số dự kiến sẽ tiếp tục giảm sâu hơn trong tháng 12, sau khi đã rơi xuống mức 37,2 trong tháng 11 – mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020. Việc này cho thấy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ đang bị thu hẹp đáng kể khi các doanh nghiệp chịu nhiều áp lực từ lạm phát và các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

• Nhiều số liệu quan trọng của thị trường nhà đất Mỹ sẽ được công bố vào thứ Ba, bao gồm chỉ số giá nhà quốc gia Case-Shiller của S&P Global và chỉ số giá nhà của Freddie Mac. Chỉ số giá nhà Case Shiller dự kiến sẽ có tháng giảm thứ 4 liên tiếp, với mức giảm 1,2% trong tháng 10.

Lịch kinh tế

lịch kinh tế cuối năm 2022.png

Các chỉ số trong tầm ngắm

  • Tesla (NASDAQ: TSLA) đang nhận được nhiều sự chú ý của giới đầu tư sau khi có thông tin cho biết, hãng đã tạm dừng sản xuất ô tô tại nhà máy ở Thượng Hải (Trung Quốc) vào ngày 24/12, sớm hơn so với kế hoạch được công bố trước đó. Cổ phiếu Tesla đã lao dốc mạnh trong tuần qua, bất chấp những tuyên bố của giám đốc điều hành Elon Musk về việc sẽ không bán cổ phiếu này. Kể từ đầu năm tới nay, cổ phiếu Tesla đã giảm 65%, hiện đang giao dịch ở mức 123,15 USD.

  • Johnson & Johnson (NYSE: JNJ) – công ty chuyên nghiên cứu, phát triển và kinh doanh các sản phẩm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là cổ phiếu được khuyến nghị đầu tư để ngừa nguy cơ suy thoái trong trường hợp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy mạnh việc tăng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế và chống lạm phát. Tính đến cuối tuần trước, cổ phiếu JNJ đã tăng 3,75% kể từ đầu năm đến nay và hiện đang giao dịch ở ngưỡng 177,48 USD.

  • Caterpillar (NYSE: CAT) là một trong những nhà sản xuất thiết bị xây dựng và khai thác mỏ hàng đầu thế giới. CAT vẫn được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng tốt trong dài hạn Cổ phiếu hiện đang giao dịch tại mức 239,87 USD và đã ghi nhận mức tăng mạnh 16,02% kể từ đầu năm tới nay.

  • Chỉ DXY có khả năng tiếp tục ổn định và đi ngang trong ngắn hạn.

  • Đà tăng trưởng của Bitcoin trong mùa Giáng sinh dường như khó xảy ra.

Triển vọng các chỉ số chính

Chỉ số S&P 500

S&P 500 đang nằm trong kênh xu hướng giảm trong trung hạn. Chỉ số đã phá vỡ ngưỡng hỗ trợ tại mức 3.900, báo hiệu khả năng suy giảm trong thời gian tới. Đường cong RSI cũng củng cố cho xu hướng giảm của chỉ số. Nhìn chung, S&P 500 bị đánh giá tổng thể là tiêu cực về mặt kỹ thuật trong trung và dài hạn.

Chỉ số NASDAQ

Các nhà đầu tư đã chấp nhận bán ra với mức giá thấp hơn để cắt lỗ, khi chỉ số NASDAQ đang nằm trong kênh xu hướng giảm trong trung hạn. NASDAQ đang tiệm cận ngưỡng hỗ trợ ở mức 10.300, và việc phá vỡ qua ngưỡng này sẽ báo hiệu cho xu hướng tiêu cực. Khả năng này càng được củng cố khi đường cong RSI cũng cho thấy một xu hướng giảm. Chỉ số được đánh giá chung là hơi tiêu cực về mặt kỹ thuật trong trung và dài hạn.

Chỉ số DOW JONES

Chỉ số Công nghiệp Dow Jones đã phá vỡ mức trần của xu hướng giảm trong trung hạn, cho thấy tốc độ giảm đã bắt đầu chậm lại. Giá hiện đã tăng trở lại, nhưng sự hình thành mô hình hình chữ nhật có thể báo hiệu một sự sụt giảm sâu hơn nữa. Chỉ số đang tiệm cận ngưỡng hỗ trợ tại mức 32.700 điểm, và vẫn có thể có diễn biến tích cực.

DXY

  • Chỉ số DXY đã bị ràng buộc trong phạm vi rộng từ 103,50 - 105 trong hai tuần qua. Biên độ này có thể tiếp tục được duy trì, ít nhất trong thời gian tới, do khối lượng giao dịch giảm trước thềm năm mới. Việc giảm chọc thủng mốc 103,50 sẽ kéo chỉ số DXY xuống vùng 102,50-102 - vùng hỗ trợ quan trọng. Ngược lại, nếu chỉ số bứt phá vượt mốc 105, nó hoàn toàn có cơ hội tiến lên vùng 106-107.

EUR/USD

  • EUR/USD vẫn giao dịch một cách thận trọng quanh vùng 1,0573 - 1,0659. Xu hướng chung đối với đồng tiền này vẫn là tăng. Mốc hỗ trợ đối với cặp tiền là 1,0530 và 1,05.

BTC/USD

  • Dữ liệu từ TradingView xác nhận rằng Bitcoin gần như đi ngang ngay bên dưới khu vực 17.000 USD. Với kỳ nghỉ lễ đang diễn ra, đà tăng trưởng của Bitcoin trong mùa Giáng sinh dường như khó xảy ra, trong khi việc thiếu các sự kiện quan trọng sắp tới càng làm giảm khả năng xảy ra biến động mạnh trên thị trường.

>>> Mời bạn đọc thêm: Giá Matic liệu có giảm về ngưỡng 0,7735 USD

messenger